• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh

19/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh

Mô tả ngắn: Bạch tật lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2 – 3 cm, kép lông chim lẻ, 5 – 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới.
Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa, 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè.
Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Bạch tật lê
  • Tác Dụng Dược Lý Của Bạch tật lê
    • Theo y học
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Bạch tật lê
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạch tật lê
  • Bài Thuốc Có Bạch tật lê
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch tật lê.

Tên khác: Tật lê, Quỷ kiến sầu nhỏ, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai yết hầu.

Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestris.

Đặc điểm tự nhiên

Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay, tính vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.

Bạch tật lê
Bạch tật lê còn có tên gọi khác là Tật lê, Quỷ kiến sầu nhỏ, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai yết hầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở ven biển, ven sông từ Nghệ An, Quảng Bình trở vào, một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế gới, cây mọc ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi.

Thu hái: Thời gian thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Chế biến Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc.

Bộ phận sử dụng

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê.

Thành Phần
Hóa Học Của Bạch tật lê

Trong quả chứa 0.001% alkaloid 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tanin, flavonoit, rất nhiều saponin.

Tác Dụng Dược
Lý Của Bạch tật lê

Tác dụng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa.

Công dụng: Chữa nhức đầu, chóng mặt. Ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú. Đau mắt đỏ kéo màng mắt. Phong chẩn, ngứa.

Theo y học

Tốt cho sức khỏe sinh lý

Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói về công dụng của Bạch Tật Lê (quả cây Tật lê) như một chất kích thích sinh dục, giúp tăng kích thước dương vật, tăng cường sinh lực trong y học cổ truyền Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Bạch tật lê chứa Diosgenin tác dụng lên hệ dưới đồi và tuyến yên, kích thích sản sinh testosteron tự nhiên thúc đẩy các quá trình sinh tinh và làm mới hệ sinh dục.

Hoạt chất Protodioscin trong Bạch tật lê giúp tăng sức khỏe, sức dẻo dai và tăng tần suất quan hệ, giúp dương vật cương cứng nhanh hơn và lâu hơn.

Bạch tật lê còn dùng làm thuốc chữa trị các triệu chứng suy nhược, cơ thể gầy yếu, thận hư, tinh dịch ít, tinh trùng yếu và ít, những người hay uể oải, đau đầu, đau lưng… thường dùng ở dạng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống.

Dân gian xem Bạch tật lê rất tốt cho nam giới hỗ trợ điều trị chứng suy giảm tình dục, nhưng để hiệu quả tốt hơn, Bạch tật lê nên dùng ở dạng đã chiết xuất thành cao và nên phối hợp nhiều thành phần khác.

Vị thuốc bạch tật lê
Bạch tật lê: Vị thuốc quý giúp bổ thận, tráng dương

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Bạch tật lê

Ngày 6 – 9 g, dạng thuốc sắc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bạch tật lê

Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.

Bài Thuốc Có Bạch tật lê

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng

Tật lê 12 g, đương quy 12 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau mắt

Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

Bạch tật lê trị bệnh
Người huyết hư, khí yếu không nên dùng bạch tật lê

Nguồn Tham Khảo

Tên dược liệu: Bạch tật lê.

  1. Dược điển Việt Nam V.
  2. https://wikiduoclieu.org/tu-dien/bach-tat-le/

Ngày cập nhật: 16/10/2021

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Bạch quả: Thuốc bổ não từ thiên nhiên
Bài viết tiếp theo: Bách thảo sương: Vị thuốc quen thuộc từ nhọ nồi »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in