• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Bách thảo sương: Vị thuốc quen thuộc từ nhọ nồi

19/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Bách thảo sương: Vị thuốc quen thuộc từ nhọ nồi

Mô tả ngắn: Bách thảo sương là chất mịn màu đen bám vào các đáy nồi, chảo đun bằng rơm rạ hay cỏ khô. Có thể thu hoạch quanh năm.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Bách thảo sương
  • Tác Dụng Dược Lý Của Bách thảo sương
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Bách thảo sương
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Bách thảo sương
  • Bài Thuốc Có Bách thảo sương
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bách thảo sương.

Tên khác: Nhọ nồi, Lọ nghẹ, Muội nồi, Táo đột mặc, Táo ngạch mặc, Táo môi, Phủ để môi.

Tên khoa học: Pulvis fumi carbonisatus.

Đặc điểm tự nhiên

Nhọ nồi phải màu đen nhẹ, mịn, không có mùi vị khó chịu.

Bách thảo sương
Bách thảo sương là nhọ nồi

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Tại Việt Nam, nguồn Bách thảo sương hiện nay được lấy chủ yếu đến từ các vùng nông thôn trồng lúa, có sử dụng cây cỏ và rơm rạ để nấu thức ăn.

Thu hoạch dược liệu

Bách thảo sương được lấy từ đáy nồi hay đáy chảo nấu nướng thức ăn tạo nên. Trong đó, có giá trị dược liệu tốt nhất là phần muội nồi được cạo từ đáy của nồi đất nấu cơm.

Cách bào chế bách thảo sương

  • Theo y học cổ truyền Việt Nam:

Lấy phần muội nồi không bị lẫn tạp, màu đen nhánh. Tán nhỏ trong cối rồi rây lấy bột mụn.

  • Theo y học cổ truyền Trung Quốc:

Sàng phần muội nồi thu được 1 – 2 lần để loại bỏ tạp chất. Rồi mang đi thủy phi hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác tán thành bột để làm hoàn.

Viên hoàn bách thảo sương
Viên hoàn bách thảo sương

Bảo quản dược liệu

Dược liệu Bách thảo sương rất dễ bảo quản. Bảo quản bằng cách cho vào một cái hũ, đậy kín nắp lại và để nơi khô ráo sẽ không bị hư hỏng, ẩm mốc.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Bách thảo sương là phần muội có màu đen đóng lớp dưới đáy xoong nồi, chảo.

Thành Phần
Hóa Học Của Bách thảo sương

Chủ yếu là carbon.

Tác Dụng Dược
Lý Của Bách thảo sương

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ: Bách thảo sương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và phế. Có tác dụng cầm máu, giúp sự tiêu hoá và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng, tả lỵ, động thai.

Theo y học hiện đại

Không có.

bách thảo sương trị chảy máu chân răng
Bách thảo sương trị chảy cháu chân răng

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Bách thảo sương

Ngày dùng 6 – 12g.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bách thảo sương

Không có.

Bài Thuốc Có Bách thảo sương

Chữa chảy máu chân răng

Dùng Bách thảo sương bôi trực tiếp vào chân răng.

Chữa chốc đầu

Dùng Bách thảo sương trộn với mỡ heo bôi bào nơi chốc đã rửa sạch.

Chữa kiết lỵ

Bách thảo sương uống với nước cháo nóng, ngày 2 lần, mỗi lần uống 8g.

Chữa chảy máu cam

Tán Bách thảo sương thổi vào mũi.

Nguồn Tham Khảo

1) Tra cứu dược liệu Bách thảo sương: https://tracuuduoclieu.vn/bach-thao-suong.html

2) Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi).

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh
Bài viết tiếp theo: Cây Bạch thược: Thảo dược quý có nguồn gốc là một loài hoa »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in