• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Bổ cốt chi: Vị thuốc tráng dương, bổ thận

21/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Bổ cốt chi: Vị thuốc tráng dương, bổ thận

Mô tả ngắn: Bổ cốt chi có tên khoa học là Psoralea corylifora L., thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bổ cốt chi là hạt phơi khô của cây Bổ cốt chi, có tác dụng thông tiểu tiện, ỉa chảy, di tinh, bổ, ra nhiều mồ hôi, đau lưng.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Bổ cốt chi(Quả)
  • Tác Dụng Dược Lý Của Bổ cốt chi(Quả)
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Bổ cốt chi(Quả)
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Bổ cốt chi(Quả)
  • Bài Thuốc Có Bổ cốt chi(Quả)
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bổ cốt chi.

Tên khác: Bà cố chỉ; Phá cố chi; Phản cố chỉ; Hồ cố tử; Phá cốt tử; Cát cố tử; Hạt đậu miêu.

Tên khoa học: Psoralea corylifora L., thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Bổ cốt chi là cây thảo nhỏ mọc hằng năm, cao tới 1m. Thân cây ít phân nhánh, trên thân có lông trắng. Lá mọc so le, thuôn hình trứng đầu nhọn, đáy lá tròn, mép có răng cưa. Chiều dài lá từ 6 đến 9cm, chiều rộng lá từ 5 đến 7cm. Cuống lá dài khoảng 2 – 4cm, có lá kèm. Chỉ có một lá chét hình trái xoan. Cả hai mặt lá đều có nhiều tuyến hình mắt chim, màu đen.

Hoa mọc thành chùm bông dạng chùy, đến hơn 20 cái xếp thành đầu hình trừng, ở kẽ lá và đầu ngọn cành, cành hoa màu vàng nâu nhạt, có cuống dài, hoa màu hồng hoặc tím nhạt. Quả hình trứng màu đen dài 5mm, rộng 3mm. Hạt đơn độc dính với vỏ quả, hình thận hay hình trứng dẹt dài khoảng 3 đến 5mm, rộng chưa đến 3mm, có vỏ ngoài màu nâu đen hay đen. Trên mặt hạt có vân hình những hạt nhỏ giữa hơi lõm, nhân hạt màu vàng hạt nâu, mùi thơm nồng nặc, vị cay.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Bổ cốt chi có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc và Việt Nam nhưng ít khai thác tại Việt Nam. Ở Trung Quốc, cây mọc khỏe, gieo hạt vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu.

Bổ cốt chi
Cây Bổ cốt chi

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Bổ cốt chi là quả – Fructus Psoraleae, có thể dùng hạt. Vào mùa thu quả chín hái về phơi khô, đập lấy hạt, sảy sạch vỏ và đất cát là được. Khi dùng để nguyên hoặc sao, hoặc tẩm muối rồi mới sao khô. Bào chế bỏ tạp chất, dùng sống hoặc tẩm nước muối sao cho hơi phồng, gọi là Diêm Bổ cốt chi, lúc dùng đập vụn.

Thành Phần
Hóa Học Của Bổ cốt chi(Quả)

Dược liệu chứa 20% chất dầu, một ít tinh dầu lượng vừa đủ. Trong thành phần tinh dầu chủ yếu gồm có 9,2% chất nhựa, psoralen, isopsoralen (angelixin), ancaloit, glucozit.

Tác Dụng Dược
Lý Của Bổ cốt chi(Quả)

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ, Phá cố chỉ có vị cay, đắng, tính đại ôn, vào 3 kinh tỳ, thận và tâm bào. Bổ cốt chi có tác dụng ôn thận, tráng dương, chỉ tả, ôn tỳ.

Bổ cốt chi là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi dân gian, làm thuốc bổ dùng cho người già yếu, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều, hoạt tinh.

Phụ nữ dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư. Hạt ngâm rượu, dùng bôi ngoài da chữa bệnh bạch biến. Ấn Độ dùng làm thuốc chữa hủi, bệnh ngoài da.

Theo y học hiện đại

Tác dụng dược lý:

  • Tác dụng đối với hệ tim mạch: Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành rõ rệt, có tác dụng đối kháng với kích tố làm co động mạch vành của thùy sau tuyến yên, tăng sức co bóp tim mạnh hơn và tăng cường lưu lượng máu của động mạch vành.

  • Tác dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào bạch cầu hạt.

  • Tác dụng kháng khuẩn in vitro: Thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, tụ cầu trắng, trực khuẩn lao.

  • Thuốc có tác dụng đối với cơ trơn: Dịch chiết xuất Bổ cốt chi có tác dụng hưng phấn cơ trơn, mềm giãn tử cung (thí nghiệm trên chuột Hà lan).

  • Điều tiết thần kinh và huyết dịch, đồng thời kích thích tủy xương tạo máu, tăng cường miễn dịch và chức năng các hormon nên có tác dụng chống lão suy.

  • Chống ung thư: Tinh dầu Bổ cốt chi có tác dụng ức chế Sarcoma-180 và tế bào Hela.

  • Tác dụng tăng cường sắc tố da. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bổ cốt chi tố có tác dụng dãn mạch, cải thiện dinh dưỡng, tổ chức cục bộ làm tăng sắc tố ở da. Hoạt chất trong Bổ cốt chi là tinh dầu, có tác dụng đối với vi trùng streptocoe trên da, dùng chữa bệnh bạch biến vì nó kích thích sự bài tiết các sắc tố đen.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Bổ cốt chi(Quả)

Bổ cốt chi có thể dùng tươi hoặc mang phơi khô nấu thành cao, tán thành bột.

Liều dùng: Ngày uống 6 – 15g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên.

Diêm bồ cốt chỉ
Diêm Bổ cốt chi

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bổ cốt chi(Quả)

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa động (người gầy còm, miệng khô, chóng mặt mất ngủ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt), tiểu tiện ra máu, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu không nên dùng.

Tránh dùng Bổ cốt chi với Vân đài, thịt dê và những loại huyết khí khác.

bài thuốc bồ cốt chỉ
Bài thuốc Bổ cốt chi có những lưu ý riêng

Bài Thuốc Có Bổ cốt chi(Quả)

Chữa bệnh đi đái nhiều, tinh khí không kiên định

Dùng 100 g Bổ cốt chi (ngâm rượu rồi sao), 100 g Tiểu hồi (sao), đem các dược liệu này tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 5g.

Bài thuốc chữa ho lao

Rang vừng với 400g Bổ cốt chi đã tẩm rượu qua một đêm phơi khô. Sàng bỏ vừng đi, nghiền phần dược liệu còn lại thành bột, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên chia làm 2 – 3 lần uống. Điều trị liên tục đến khi cải thiện triệu chứng chữa chứng ho, người gầy yếu hay ra mồ hôi.

Thất bảo mỹ nhiệm đơn

Dùng 300g Hà thủ ô trộn với Đậu đen, 9 lần chưng, 9 lần phơi; 300g Bạch linh trộn với sữa, sao; 300g Ngưu tất tẩm rượu chưng chung với Hà thủ ô ở lần thứ 7 về sau; 160g Phá cố chỉ trộn với Mè đen sao qua.

Tất cả đều sao tán nhỏ, luyện mật làm hoàn, làm thuốc tễ 10g/1 hoàn. Mỗi lần uống 2 hoàn trước khi đi ngủ.

Nguồn Tham Khảo

  1. https://tracuuduoclieu.vn/pha-co-chi.html
  2. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi.
  3. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
  4. https://duoclieuvn.blogspot.com/2011/09/bo-cot-chi.html.
  5. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.
  6. Hình 1: https://duoclieuvietnam.com.vn/en/shops/medicinal-herbs/pha-co-chi-bo-cot-chi.html
  7. Hình 2: https://youmed.vn/tin-tuc/bo-cot-chi-khong-chi-la-vi-thuoc-quy-trang-duong-bo-than/

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Cây Bồ công anh: Thảo dược giúp an thần, trị ung thư
Bài viết tiếp theo: Cây Bồ cu vẽ: Vị thuốc trị rắn cắn »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in