• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cây Bá tử nhân: Loại thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh

20/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cây Bá tử nhân: Loại thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh

Mô tả ngắn: Bá tử nhân là dược liệu quen thuộc, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y với những hiệu quả bất ngờ trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: Ho, chảy máu (lá), lòi dom, tê thấp (hạt sắc nước uống), đau nhức răng (lá ngậm), hồi hộp mất ngủ, hay quên.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Bá tử nhân
  • Tác Dụng Dược Lý Của Bá tử nhân
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Bá tử nhân
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Bá tử nhân
  • Bài Thuốc Có Bá tử nhân
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bá tử nhân.

Tên khác: Hạt trắc bách; hạt trắc bá.

Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.) Franco thuộc họ: Cupressaceae (Hoàng đàn).

Đặc điểm tự nhiên

Trắc bách diệp cao 3-5 m, thân phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. Quả hình nón, gồm 6-8 vẩy dày úp vào nhau. Hạt hình trứng, không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4. Mùa quả vào tháng 9-10.

ba tu nhan
Cây Bá tử nhân

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. còn mọc ở Trung quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11, hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.

Hạt được hái vào mùa thu đông, sơ chế bằng phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, lấy nhân phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Bá tử nhân là hạt.

Thành Phần
Hóa Học Của Bá tử nhân

Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen, cariophylen. Trong lá trắc bách diệp có những chất sau đây:

  • Tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm fenchon, campho, a – Cedrol.

  • Các hợp chất flavon: Quexetin, myrixetin.

  • Trong hạt có các axit hữu cơ, chất béo và saponozit.

Tác Dụng Dược
Lý Của Bá tử nhân

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, không thấp nhiệt không dùng.

Bá tử nhân: Vị ngọt, tính bình vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón. Thuốc cầm máu trong những trường hợp thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết.

Theo y học hiện đại

Trong điều trị chứng mất ngủ

Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập (phương pháp Kravkov), dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen, pha loãng với nước Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ thấp (0,2%.-0,5%, 0,8%, 1%) đều có tác dụng co mạch, nồng độ cao (5%, 10%) có tác dụng dãn mạch.

Trong điều trị táo bón

Bá tử nhân nhuận tràng, thông đại tiện cho những người âm hư, người già và phụ nữ sau khi đẻ bị táo bón.

Trong điều trị tử cung ra máu

Nước sắc từ bá tử nhân có khả năng kích thích quá trình đông máu.

Trên tử cung thỏ tại chỗ với liều 0,2g/kg, 0,4g/kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.

Kết quả nhận thấy nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K: Làm giảm thời gian Quick tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Bá tử nhân

Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón. Người ỉa lỏng, nhiều đờm cấm dùng. Thường chỉ mới dùng trong y học nhân dân. Nhân dân dùng trắc bách diệp với liều 6-12 gam.

Bá tử nhân: Được dùng làm thuốc dưỡng tâm tỳ, an thần, nhuận tràng, thông tiểu tiện dưới dạng thuốc viên với liều 4-12g.

ba tu nhan 2
Bá tử nhân có nhiều công dụng chữa bệnh

Lưu Ý Khi Sử Dụng Bá tử nhân

Cẩn trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho bé bú.

Tuyệt đối không dùng bá tử nhân khi bị tiêu chảy hay cổ họng nhiều đàm.

Không dùng chung dược liệu này với dương đề thảo. Đồng thời thận trọng khi kết hợp với cúc hoa.

ba tu nhan 3
Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Bài Thuốc Có Bá tử nhân

Bài thuốc dưỡng tâm, an thần

Bá tử nhân, toan táo nhân mỗi thứ 16g, ngũ vị tử 8g, viễn chí 8g đem sắc uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Bá tử nhân 500g, đương quy 500g, tán bột, luyện mật để làm viên hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần.

Bài thuốc trị hồi hộp mất ngủ, huyết không dưỡng tâm

Bá tử nhân, toan táo nhân mỗi thứ 16g, viễn chí 8g, sắc uống thay trà.

Bài thuốc giúp nhuận tràng và thông đại tiện

Bá tử nhân, hỏa ma nhân, tùng tử nhân mỗi thứ 12g, nghiền bột, trộn đều với mật để luyện thành hoàn hay sắc lấy nước uống. Bài thuốc này dùng cho người âm hư, phụ nữ sau sinh hay người già bị táo bón.

Bài thuốc chữa chứng khóc đêm, đầy bụng ở trẻ em

Bá tử nhân 3-30g, tán bột mịn rồi trộn với nước cơm và cho trẻ uống trực tiếp. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào độ tuổi trẻ cùng triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tâm huyết bất túc

Bá tử nhân 20g, đương quy 12g, câu kỷ 12g, mạch đông 12g, thục địa 12g, huyền sâm 12g, phục thần 12g, xương bồ 4g, cam thảo 4g, sắc uống thay trà trong ngày.

Nguồn Tham Khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
  2. Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)
  3. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/bá tử nhân.html

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Bào ngư: Loại ốc biển có nhiều tác dụng chữa bệnh
Bài viết tiếp theo: Bầu nâu: Dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in