• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cây cà dại hoa trắng: Từ cây dại đến vị thuốc quý Đông y

23/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cây cà dại hoa trắng: Từ cây dại đến vị thuốc quý Đông y

Mô tả ngắn: Cà dại hoa trắng có tên khoa học là colanum torvum Swartz, còn có tên khác là cà gai hoa trắng, thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Đông y, cây có vị đắng tính mát, có độc ít, có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho… Người dân thường dùng để trị ho, đau bụng, đau răng…

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cà dại hoa trắng
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cà dại hoa trắng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cà dại hoa trắng
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cà dại hoa trắng
  • Bài Thuốc Có Cà dại hoa trắng
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cà dại hoa trắng

Tên khác: Cà gai hoa trắng, cà pháo, cà dại, cà hoa trắng, bạch gia, pháo gia, cà trắng, cà nước, cà hoang

Tên khoa học: Solanum torvum Sw, họ Cà (Solanaceae)

Đặc điểm tự nhiên

Cà dại hoa trắng cây nhỏ, cao 2 – 3 m, thân ít gai, trên phủ nhiều lông hình sao mang nhiều cành mềm, có lông. Lá mọc so le, hình trứng, không đều và lệch về phía dưới, phiến lá dài 8 – 20 cm, rộng 6 – 18 cm, chia thùy nông, cuống lá dài 1,5 – 10 cm. Hoa trắng, mặt ngoài có lông, mọc thành chùm nhiều nhánh ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 12 – 15 mm, nhẵn khi chín có màu vàng. Hạt hình đĩa, có những đường nhăn nhỏ, đường kính 1,5 – 2 mm. Mùa hoa quả: Tháng 4 – 7.

cà dại hoa trắng
Đặc điểm tự nhiên cây Cà dại hoa trắng

Phân bố, thu hái, chế biến

Mọc hoang dại ở khắp nơi, tại những bãi trống, ven đường.

Người ta dùng rễ thu hái quanh năm. Đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Người ta còn dùng quả hái khi chưa chín hẳn.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Cà dại hoa trắng là rễ, quả, lá, hoa.

dược liệu cà dại hoa trắng
Cà dại hoa trắng có hoa màu trắng, nhị màu vàng, quả hình cầu mọc thành từng chùm

Thành Phần
Hóa Học Của Cà dại hoa trắng

Quả cà dại hoa trắng phơi khô chứa protein 8,3g, chất béo 1,7g, chất vô cơ 5,1g, carbohydrat 55g. Các thành phần vô cơ gồm Ca 390mg, P 180mg, Fe 22,2 mg. Quả còn chứa sitosterol – D – glucosid, solasonin, carpesterol.

Rễ chứa Jurubin.

Lá chứa saponin sterohe trong đó có các sapogenin là neoclorogenin, panicucogenin, neosolaspigenin, solaspigenin. Theo một số tài liệu, lá chứa các saponin torvonin A, torvonin B. Ngoài ra, còn có octancosanyl triacontanoat, 5 – hexatriacontanon, triacontanon, 3 – triacontanon, acid tetratriacontanoic.

cà dại hoa trắng trị bệnh
Quả cà dại hoa trắng phơi khô chứa protein, chất béo, chất vô cơ, carbohydrat

Tác Dụng Dược
Lý Của Cà dại hoa trắng

Theo y học cổ truyền

Ở Ấn độ, quả được coi là có tác dụng điều trị gan và lách to, nước sắc quả được dùng uống trị ho. Cây còn có tác dụng an thần, lợi tiểu và lợi tiêu hóa. Rễ được dùng dưới dạng thuốc đắp nóng để chữa nứt nẻ ở bàn chân.

Ở Nepal, người ta dùng quả giã nát làm thuốc nhão đắp lên trán để chữa nhức đầu nặng.

Ở Indonesia, người dân thường giã nát quả lấy nước uống chữa sốt rét và những bệnh sốt khác vì có vị đắng. Quả cây cũng có trong thành phần của một thuốc uống gồm nhiều vị để trị tiêu chảy và đau bụng.

Ở Philippines, người địa phương dùng nước sắc rễ uống để giải độc khi bị ngộ độc và cũng dùng cho phụ nữ sau khi sinh để làm giảm bớt sự chảy máu. Ở miền trung Haiti, người dân dùng lá dược liệu dưới dạng nước sắc uống chữa đau dạ dày.

Trong y học dân gian Camorun, lá cà dại hoa trắng là thuốc cầm máu.

Theo y học hiện đại

Cao chiết từ cây cà dại hoa trắng có tác dụng trên nhịp và biên độ hô hấp và trên huyết áp. Cả cây, trừ rễ có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin clorid và histamin. Chất carpesterol có trong cây có hoạt tính chống viêm trên phù chân chuột nhắt trắng gây bằng caragenin, tương đương với hoạt tính của hydrocortisol.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cà dại hoa trắng

Rễ cây được dùng chữa đau bụng, uống mỗi ngày 10 – 20g, dưới dạng nước sắc.

Rễ sắc đặc dùng ngâm chữa đau răng. Quả dùng ngoài chữa ong đốt, nứt nẻ chân tay, nước ăn chân.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cà dại hoa trắng

Khi sử dụng cà dại hoa trắng cần lưu ý:

  • Không dùng cho người bệnh tăng nhãn áp.
  • Sử dụng dưới dạng thuốc sắc cần có sự tham vấn và theo đúng chỉ định của bác sĩ Y học cổ truyền.

Cà dại hoa trắng được dùng nhiều trong y học dân gian không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác. Tuy nhiên liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài Thuốc Có Cà dại hoa trắng

Chữa đau răng

Rễ dược liệu, rễ chanh, vỏ cây lai, vỏ cây trầu. Sắc đặc, ngậm nhổ nước.

Chữa ong đốt, nứt nẻ bàn chân, kẽ chân

Quả dược liệu và lá lốt, giã nát, lấy dịch ép bôi.

Chữa lang ben phát triển ở nách, đùi

Quả dược liệu tươi cắt đôi, chấm mặt cắt với bột diêm sinh và xát vào nơi bị lang ben.

Nguồn Tham Khảo

  1. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/ca-dai-hoa-trang.html

  2. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Cà dại hoa tím: Loài cây dại có tác dụng chữa bệnh
Bài viết tiếp theo: Cà gai leo: Cây thuốc quý điều trị bệnh gan »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in