• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cây Rễ vàng: Dược liệu trị tê thấp, đau nhức, xương khớp

26/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cây Rễ vàng: Dược liệu trị tê thấp, đau nhức, xương khớp

Mô tả ngắn: Cây Rễ vàng hay còn gọi là Dây bánh nem, có tác dụng chính trong điều trị chốc lở đầu, tê thấp, phong bì, đau nhức xương khớp.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cây rễ vàng
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cây rễ vàng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cây rễ vàng
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây rễ vàng
  • Bài Thuốc Có Cây rễ vàng
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây Rễ vàng, Dây bánh nem.

Tên khác: Dây gan, Chửa vàng phùi (Thái).

Tên khoa học: Bowringia callicarpa Champ. ex Benth. Họ: Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Cây rễ vàng là cây bụi, dây leo. Nhánh cây nhẵn bóng, có thể dài tới 20 – 25m.

Lá rễ vàng thon, chiều dài lá khoảng 6 – 13cm, bề rộng phiến lá khoảng 2,5 – 4cm. Lá nhẵn bóng ở mặt trên và mặt dưới. Cuống lá dài 1,2 – 3cm, phình ở hai đầu.

Hoa mọc thành cụm ở nách lá, hoa gù, dài 2 – 5cm. Cuống hoa mảnh; đài dạng đấu, có 5 răng rất nhỏ. Hoa có màu trắng, dài khoảng 13 – 15mm. Mùa hoa vào tháng 6 – 8, quả tháng 9 – 11.

Quả rễ vàng là quả họ đậu, có hình thoi, dạng màng dài 2,5 – 3cm, rộng 1,5cm, chứa 1 – 2 hạt màu đỏ, bóng.

Dễ nhầm với cây Hoàng đằng vì rễ cũng có màu vàng.

Rễ vàng
Hình ảnh cây Rễ vàng hay còn gọi là Dây bánh nem

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây rễ vàng phân bố nhiều ở khu vực Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia.

Cây thường phát triển mạnh mẽ dưới tán rừng, dọc các sông suối từ 500m tới độ cao 1100m. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở Hòa Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Hưng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An tới Quảng Nam – Đà Nẵng, Kontum.

dược liệu rễ vàng
Hoa của cây Rễ vàng

Cây Rễ vàng ra hoa kết quả không nhiều. Quả khi già trở nên khô xác, quả sẽ tự tách mở làm rơi hạt ra ngoài và hay bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Cây Rễ vàng có thể phát triển tiếp sau khi bị chặt. Ngoài ra, còn có thể trồng cây bằng hạt.

Rễ cây sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô để dành làm thuốc.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Cây Rễ vàng là rễ (Radix Bowringia Callicarpa).

Thành Phần
Hóa Học Của Cây rễ vàng

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Rễ vàng.

Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả người Anh về loài mọc ở Tây Phi có chứa chất thuộc nhóm oligosaccharide, đặc biệt là các chất thuộc nhóm oligo aminosid.

Tác Dụng Dược
Lý Của Cây rễ vàng

Theo y học cổ truyền

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chữa lở đầu, tê thấp.

Rễ vàng chữa bệnh
Cây Rễ vàng có tác dụng trong chữa bệnh tê thấp

Theo y học hiện đại

Nghiên cứu của các tác giả người Anh về loài mọc ở Tây Phi có chứa chất thuộc nhóm oligosaccharide (đặc biệt là nhóm oligo aminosid), chất này có tác dụng kháng HIV.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cây rễ vàng

Liều dùng 6 – 12g.

Cách dùng: Sắc lấy nước đặc chữa tê thấp hoặc chữa chốc lở, mụn nhọt.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây rễ vàng

Cây Rễ vàng dễ bị nhầm lẫn với cây Hoàng đằng vì rễ cũng có màu vàng.

Bài Thuốc Có Cây rễ vàng

Chữa chốc lở, mụn nhọt

Chuẩn bị: Rễ cây Rễ vàng 6 – 12g.

Thực hiện: Rễ nấu đặc lấy nước bôi chữa chốc lở, mụn nhọt. Ngoài ra, cây Rễ vàng có thể kết hợp với một số vị thuốc khác (như rễ Kim sương) cũng chữa lở loét, chốc đầu.

Chữa tê thấp

Chuẩn bị: Rễ cây Rễ vàng.

Thực hiện: Sắc uống chữa tê thấp.

Chữa thổ huyết, chảy máu cam, phát ban

Ở Trung Quốc, rễ và lá dây Bánh nem được dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, sốt nóng, phát ban do huyết nhiệt.

Nguồn Tham Khảo

1. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/day-banh-nem.html

2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1 (2006).

3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc Đông Y (Tuệ Tĩnh).

4. Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế: https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/4/14/phu_luc.pdf

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Ngưu bàng: Dược liệu phổ biến giúp tiêu viêm, mạnh khớp
Bài viết tiếp theo: Cây thạch đen: Dược liệu quen thuộc chữa cảm mạo, đau khớp »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in