• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cây thạch đen: Dược liệu quen thuộc chữa cảm mạo, đau khớp

26/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cây thạch đen: Dược liệu quen thuộc chữa cảm mạo, đau khớp

Mô tả ngắn: Cây thạch đen có tên khoa học là Mesona chinensis Benth., thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Cây thạch đen còn được gọi là cây Sương sáo hoặc Thủy cẩm. Nhân dân thường sử dụng thảo dược này để làm thạch ăn vào những ngày nắng nóng. Ngoài ra dược liệu thạch đen còn được phối hợp với các thảo dược khác để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tên thường gọi: Cây thạch đen
Tên gọi khác:
Tiên Nhân Đông,
Sương Sáo,
Lương Phấn Thảo,
Thủy Cẩm,
Tiên Nhân Thảo

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cây thạch đen
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cây thạch đen
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cây thạch đen
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây thạch đen
  • Bài Thuốc Có Cây thạch đen
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cây thạch đen.

Tên khác: Cây xương sán, lương phấn thảo, thủy cẩm, sương sáo, tiên nhân đông, xương sáo, tiên nhân thảo, tiên thảo.

Tên khoa học: Mesona chinensis Benth., thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây nhỏ cao 40 – 60 cm, lá mọc đối, hai mặt lá đều có lông, mép lá có răng cưa, dài 2 – 4 cm. Hoa màu hồng nhạt, quả nhỏ hình trứng.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, chùm hoa dài khoảng 10 – 13 cm. Chùm hoa dài, được phủ lông mịn và có lá bắc màu hồng. Tràng hoa có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, môi dưới to, môi trên chia làm 3 thùy. Quả thuôn, bế nhẵn, chiều dài khoảng 0.6 – 0.8 mm.

Sương sáo ra hoa và quả vào mùa thu – đông.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang (Châu Đốc) để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Thu hái toàn cây trừ rễ. Mùa thu hoạch gần như quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa.

Ngoài ra cây còn phân bố ở vùng Cao Bằng (Nguyên Bình), Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây mọc tự nhiên ở nơi sáng và ẩm.

Bộ phận sử dụng

Thu hoạch toàn cây trừ bỏ rễ.

Thành Phần
Hóa Học Của Cây thạch đen

Chưa có tài liệu nghiên cứu, sơ bộ thấy có chất nhầy.

Tác Dụng Dược
Lý Của Cây thạch đen

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt, tính mát, không có độc.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu.

Công dụng: Giải thử và thanh nhiệt.

Chủ trị: Viêm thận, viêm khớp cấp, cảm mạo, đái tháo đường và huyết áp cao.

Theo y học hiện đại

Nhân dân miền Nam hay dùng thân và lá sương sáo nấu thạch đen ăn cho mát. Còn dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyếp áp cao, đái đường.

Toàn cây chữa cảm mạo, đau khớp, đau cơ, huyết áp cao, đái đường, viêm gan cấp.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cây thạch đen

Cách chế biến như sau: Thân lá sương sáo xay thành bột, thêm nước vào nấu kỹ, lọc lấy nước. Thêm ít bột sắn hay bột gạo vào, nấu cho sôi lại, để nguội được một thứ keo đặc nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn để cho mau đông và dòn có khi người nấu còn thêm một ít nước tro (cacbonat kali) hay hàn the (borax).

Khi ăn người ta thái miếng thạch đen này cho vào nước đường và nhỏ nước thơm.

Còn dùng làm thuốc chữa cảm mạo, viêm khớp cấp, viêm thận, huyếp áp cao, đái đường. Ngày dùng 15 – 20 g dưới dạng thuốc sắc.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây thạch đen

Trẻ nhỏ ăn quá nhiều thạch sương sáo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến mức độ hấp thu protein và các chất dinh dưỡng khác.

Hiện nay có nhiều nơi bán thạch sương sáo đã được chế biến sẵn. Tuy nhiên quy trình làm thạch cần phải sử dụng tay nên nguy cơ ăn phải sương sáo bẩn là khá cao. Vì vậy nếu có thể, bạn nên tự chế biến sương sáo để đảm bảo công dụng của dược liệu và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cần phân biệt cây sương sáo với cây sương sâm (Tiliacora triandra).

Bài Thuốc Có Cây thạch đen

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Biển súc (rau đắng) 30 g, thạch đen 30 g và rung rúc 45 g.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm và thêm nước vào đun sôi. Uống hết 1 lần, mỗi ngày dùng 1 thang.

Thạch sương sáo giúp thanh nhiệt

Chuẩn bị: Lá và thân cây sương sáo phơi khô.

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi cho vào nồi nấu nhừ. Sau đó dùng túi vải vắt lấy nước rồi thêm bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa cho đến khi dung dịch sánh lại. Đổ sương sáo ra khuôn rồi đợi đông. Khi dùng, có thể ăn sương sáo riêng hoặc dùng thêm vào các món ăn như sương sáo hạt lựu, sương sáo nước đường, sương sáo nước cốt dừa,…

Nguồn Tham Khảo

1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi.

2. https://tracuuduoclieu.vn/mesona-chinensis-benth.html

3. https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-thach-den

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Cây Rễ vàng: Dược liệu trị tê thấp, đau nhức, xương khớp
Bài viết tiếp theo: Cây tráng dương: Vị thuốc quý điều trị rối loạn chức năng tình dục »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in