• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cỏ Bạc đầu: Thảo dược mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh

28/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cỏ Bạc đầu: Thảo dược mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh

Mô tả ngắn: Cỏ Bạc đầu thường dùng cho súc vật ăn là một loài cây mọc hoang ở khắp nơi, tại những bãi cỏ, ven đường đi. Bên cạnh mục đích cho súc vật ăn, còn dùng sắc uống chữa tiêu chảy, chữa sốt, sốt rét, đái ra dưỡng chấp, cảm mạo, sát trùng, trừ độc, lợi tiểu, ỉa chảy, ho, viêm họng, viêm gan vàng da, lỵ trực trùng, tê thấp (cả cây).

Tên thường gọi: Cỏ Bạc đầu
Tên gọi khác:
Bạc Đầu Cánh,
Cỏ Đầu Tròn,
Thủy Ngô Công,
Cói Bạc Đầu Lá Ngắn,
Pó Dều Dều,
Nhá Boóc Đon.,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cỏ Bạc đầu
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cỏ Bạc đầu
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cỏ Bạc đầu
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ Bạc đầu
  • Bài Thuốc Có Cỏ Bạc đầu
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cỏ Bạc đầu.

Tên khác:

Bạc đầu cánh; Cỏ đầu tròn; Thủy ngô công; Cói bạc đầu lá ngắn; Pó dều dều; Nhá boóc đon.

Tên khoa học: Kyllinga brevifolia Rottb.

Họ: Cyperaceae (Cói).

Đặc điểm tự nhiên

Cỏ thân nhẵn, thân rễ mọc bò, thân cao 5 – 30cm. Lá thường ngắn hơn thân, phiến lá hẹp và dài. Cụm hoa hình cầu, đường kính 8 – 12mm, mọc trên một cán dài hình ba cạnh, gồm nhiều hoa màu trắng, mang ba lá bắc dài, nằm ngang. Quả bế hình bầu dục, dẹt, trắng vàng nhạt, có những chấm nhỏ. Toàn cây vỡ ra có mùi thơm đặc biệt.

Cỏ bạc đầu
Hình ảnh Cỏ bạc đầu

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang ở khắp nơi, tại những bãi cỏ, ven đường đi.

Người ta hái cả cây và rễ về làm thuốc. Thu hái quanh năm. Thường dùng tươi.

Bộ phận sử dụng

Cả cây và rễ được sử dụng để làm thuốc.

Thành Phần
Hóa Học Của Cỏ Bạc đầu

Toàn cây chứa mùi thơm đặc trưng và tinh dầu. Ngoài ra cây cỏ Bạc đầu còn chứa nhiều thành phần hóa học khác nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể.

Tác Dụng Dược
Lý Của Cỏ Bạc đầu

Theo y học cổ truyền

Theo dân gian, dược liệu có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tiêu thũng, khu phong và giải biểu. Vì vậy nhân dân thường sử dụng cỏ Bạc đầu trị chữa lở loét da, sâu quảng, làm thuốc sát trùng vết thương và trị ỉa chảy.

Hiện nay cỏ Bạc đầu được sử dụng trị các bệnh lý như ho gà, viêm họng, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu chảy, lỵ trực tràng, sốt rét, mụn nhọt, sâu quảng, rắn cắn, lở ngứa ngoài da.

Theo y học hiện đại

Kháng khuẩn: Có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạ huyết áp, chống viêm, giảm co thắt, và có hoạt tính chống ung thư.

Nước sắc toàn cây có tác dụng lợi tiểu, chống viêm.

cỏ bạc đầu chống ung thư
Cỏ bạc đầu có hoạt tính chống ung thư

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cỏ Bạc đầu

Thường chỉ thấy dùng ngoài: Cây hái về rửa sạch giã nát, thêm ít muối vào đắp lên nơi sưng đau.

Có người dùng sắc uống chữa ỉa chảy. Ngày dùng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc.

cỏ bạc đầu làm thuốc
Cỏ bạc đầu được dùng dưới dạng thuốc sắc

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ Bạc đầu

Không có

Bài Thuốc Có Cỏ Bạc đầu

Bài thuốc trị viêm gan gây vàng da

  • Chuẩn bị: Cây cỏ Bạc đầu 40 – 80g tươi.

  • Thực hiện: Sắc uống và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc trị mụn nhọt, viêm mủ ngoài da và rắn cắn

  • Chuẩn bị: Cây cỏ Bạc đầu 30 – 60g.

  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị ho, viêm khí quản và ho gà

  • Chuẩn bị: Cây cỏ Bạc đầu 60g.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị chứng đái ra dưỡng chấp

  • Chuẩn bị: Long nhãn và cỏ Bạc đầu mỗi vị 15g.

  • Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc trị sốt rét

  • Chuẩn: Cỏ Bạc đầu tươi 60g.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống trước khi có triệu chứng sốt khoảng 4 giờ đồng hồ.

Bài thuốc chữa viêm xoang

Bài thuốc 1: Cỏ Bạc đầu 60g, đem sắc lấy nước và dùng khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị mẫu kinh, cỏ Bạc đầu, lá cây dừa và rễ bồ hòn mỗi vị 15g. Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc xông trị chứng cảm mạo

Chuẩn bị: Cỏ Bạc đầu và tía tô mỗi thứ 1 nắm, dùng tất cả nguyên liệu tươi.

Thực hiện: Đem rửa sạch rồi đun với nước cho sôi rồi dùng xông mặt để giải cảm, trị ho và nghẹt mũi.

Nguồn Tham Khảo

1. https://tracuuduoclieu.vn/co-bac-dau.html

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Chút chít: Dược liệu cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh
Bài viết tiếp theo: Cây Cỏ Cà ri: Thảo dược Đông Y giúp ôn thận, trừ hàn thấp »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in