• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cỏ đuôi lươn: Vị thuốc chữa bệnh hậu sản

28/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cỏ đuôi lươn: Vị thuốc chữa bệnh hậu sản

Mô tả ngắn: Cỏ đuôi lươn hay còn gọi là Bồn bồn, Điền thông, là cây cỏ mọc đứng, chiều cao có thể đến hơn 1 mét. Dân gian đều dùng cây cỏ này làm thuốc cho phụ nữ sau khi sanh hoặc chữa các bệnh ngoài da.

Tên thường gọi: Cỏ đuôi lươn
Tên gọi khác:
Cỏ Đũa Bếp,
Điền Thông,
Đuôi Chuột,
Bồn Chồn,
Thủy Thông,
Thủy Giảo Tiễn,
Bạch Căn Tử,
Phiến Hạp Thảo,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cỏ đuôi lươn
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cỏ đuôi lươn
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cỏ đuôi lươn
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ đuôi lươn
  • Bài Thuốc Có Cỏ đuôi lươn
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Cỏ đuôi lươn hay còn gọi là Bồn bồn, Điền thông, Đuôi chuột hay Cỏ đũa bếp.

Tên Cỏ đuôi lươn xuất phát từ hình dáng của ngọn và cụm hoa của cây này tạo hình giống như đuôi con lươn. Cỏ đuôi lươn có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. hay Garciana cochinchinensis Lour., thuộc họ Cỏ đuôi lươn (Philydraceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cỏ đuôi lươn là một loài cỏ mọc thẳng đứng, cao từ 0,35 tới 1,3 mét. Toàn thân phủ lớp lông ngắn, dày màu trắng, nhiều nhất là ở phía dưới các cụm hoa.

Lá hình gươm, dài và hẹp, đầu thuôn nhọn, mọc so le, mặt trên có sọc dọc, mặt dưới nhiều lông. Thường 2-3 lá chung một gốc phủ lên nhau. Lá dài khoảng 8-70 cm, rộng chỉ khoảng 4-10 mm.

Cụm hoa mọc thành dạng bông, dài từ 2-5 cm. Mỗi hoa đều có 1 lá bắc bên dưới, lá bắc thường nhỏ có lông hoặc không có lông. Hoa mọc so le, không có cuống. Quả nang được bao bọc bởi lá bắc, có lông mịn.

cỏ đuôi lươn 1
Cỏ đuôi lươn

Phân bố, thu hái, chế biến

Có thể thu hái Cỏ đuôi lươn ở một số vùng đầm lầy, ẩm ướt ở miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, miền bắc thì ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Bộ cũng có xuất hiện cây cỏ này. Nước ngoài thì có Trung Quốc, Ấn Độ. Thường sẽ thu hái các bộ phận của cây bên trên mặt đất rồi rửa sạch phơi khô.

cỏ đuôi lươn 2
Cụm hoa cỏ đuôi lươn

Bộ phận sử dụng

Thân và lá cây (dùng tươi hay khô đều được).

Thành Phần
Hóa Học Của Cỏ đuôi lươn

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Tác Dụng Dược
Lý Của Cỏ đuôi lươn

Theo y học cổ truyền

Theo Bách Khoa Toàn Thư mở Trung Quốc (baike.baidu.com), Cỏ đuôi lươn là loại cỏ hoang có các công dụng đáng chú ý như:

  • Thanh nhiệt, hóa thấp.

  • Giải các loại độc.

  • Điều trị thủy thũng.

  • Điều trị nấm chân (nấm kẽ chân).

Dân gian xưa tại Việt Nam và Trung Quốc đều dùng cây cỏ này làm thuốc chữa bệnh hậu sản cho phụ nữ, có thể dùng trước hay sau khi sanh nở. Ngoài ra, người dân Trung Quốc dùng cây này giã nát bôi vào chỗ da lở loét, rửa ngoài da.

Theo y học hiện đại

Chưa có nghiên cứu.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cỏ đuôi lươn

Liều dùng uống tham khảo là 10-15 gam thân và lá, sắc lấy nước uống.

Thân cây tươi có thể giã nát và bôi vào vết thương trên da.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ đuôi lươn

Người bệnh cần được thăm khám bởi thầy thuốc có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng thuốc.

Bài Thuốc Có Cỏ đuôi lươn

Bệnh vảy nến, hắc lào

Thu hái toàn thân cây tươi. Rửa sạch rồi ngâm trong nước muối. Giã nát, bôi lên vùng da bị hắc lào, vảy nến nhiều lần trong ngày.

Phòng ngừa, điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh

Dùng khoảng 10-15 g cỏ đuôi lươn phơi khô. Đem sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống sáng, trưa, tối trong ngày.

Trị sưng đau, lở loét ngoài da

  • Dùng ngoài: Cỏ đuôi lươn tươi giã nát, đắp trực tiếp hoặc vắt nước thoa vào chỗ sưng đau. Dùng cỏ tươi hoặc khô nấu nước rửa chỗ tổn thương 3 – 4 lần trong ngày.
  • Dùng uống: Lấy 10 – 15 g cây khô sắc nước uống đều đặn mỗi ngày đến khi da hết lở loét, sưng đau.

Trị nấm kẽ chân

Cỏ đuôi lươn còn tươi xay nhuyễn lấy nước. Dùng nước này để rửa ngoài kẽ chân bị nấm vài lần mỗi ngày.

Nguồn Tham Khảo

https://tracuuduoclieu.vn/co-duoi-luon.html

https://suckhoedoisong.vn/co-duoi-luon-vi-thuoc-tri-benh-ngoai-da-169185218.htm

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Cỏ dùi trống: Loài cỏ dại có tác dụng chữa bệnh
Bài viết tiếp theo: Cỏ đuôi ngựa: Vị thuốc lợi tiểu »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in