• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cỏ gà: Loại cỏ dại thân thuộc và hữu dụng

28/12/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cỏ gà: Loại cỏ dại thân thuộc và hữu dụng

Mô tả ngắn: Cỏ gà hay còn gọi là Cỏ chỉ, là cây cỏ nhỏ, mọc hoang khắp nơi, phổ biến khắp thế giới. Cây cỏ này có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng, sốt rét, rối loạn tiết niệu, thấp khớp, thống phong, kinh nguyệt không đều,…

Tên thường gọi: Cỏ gà
Tên gọi khác:
Cỏ Chỉ,
Cỏ Giường,
Cỏ Ống,
Cỏ Bermuda,
Cỏ “Dhoub”,
Cỏ Bahama,
Hierba-Fina,
Peru Gọi Là Gramilla Blanca,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cỏ gà
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cỏ gà
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cỏ gà
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ gà
  • Bài Thuốc Có Cỏ gà
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cỏ gà.

Tên khác: Cỏ chỉ; cỏ giường; cỏ ống; cỏ Bermuda; cỏ giường; cỏ “dhoub”; cỏ Bahama; hierba-fina; Peru gọi là gramilla blanca.

Tên khoa học: Cynodon dactylon (L.) Pers.

Cỏ gà thường có một loại sâu ăn lá ký sinh khiến những bẹ lá cuộn xếp lên nhau nhiều lớp làm đầu cọng cỏ tạo thành một nốt sần cỡ như hạt đậu có hình giống như con gà.

Đặc điểm tự nhiên

Cỏ gà là một loại cỏ nhỏ, thân rễ ngắn, sống dai do thường mọc thành thảm dày đặc. Thân có nhiều cành, mọc nằm sát đất, có khi bám rễ mới hoặc phát nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, dài 3-4 cm, ngắn, hẹp, đầu nhọn hơi có màu lam. Cụm hoa gồm nhiều bông (2-5 bông) hình ngón tay, dài 2,5-5 cm, mảnh, màu xanh hoặc tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh. Ở mỗi bông có các hoa phẳng, xếp thành hai dãy song song. Quả thóc, hình thoi, dẹt và không có rãnh.

Cynodon dactylon (L.) Pers
Cỏ gà (Cynodon dactylon (L.) Pers)

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Cỏ gà phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Điều kiện đất ẩm thấp và khí hậu nóng, nhiều ánh sáng giúp chúng phát triển nhanh. Khi thu hái cần đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Thân rễ hoặc toàn cây – Rhizoma et Herba Cynodonis.

Cynodon dactylon (L.) Pers
Toàn cây cỏ gà

Thành Phần
Hóa Học Của Cỏ gà

Thân rễ của cây Cỏ gà chứa một chất kết tinh (cynodin) có thể là asparagin, ngoài ra còn có tinh bột, đường, các muối kali. Đặc biệt, trong lá có vitamin C (64 mg/100 g lá tươi).

Tác Dụng Dược
Lý Của Cỏ gà

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, giải khát, tiêu đờm.

Vị thuốc này được dùng trong các bệnh lý sau:

  • Các bệnh nhiễm trùng;

  • Sốt rét;

  • Các trường hợp rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, vàng da, sỏi thận, sỏi gan, sỏi mật;

  • Thấp khớp, thống phong;

  • Kinh nguyệt không đều;

  • Trẻ em sốt cao, tiểu ít hay bí tiểu;

  • Viêm mô tế bào, rắn cắn.

Theo y học hiện đại

Đã có nhiều nghiên cứu thử hoạt tính của dịch chiết cồn, dịch chiết nước, dịch ép tươi của cây Cỏ gà. Các nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy nhiều tác dụng như

  • Chống loét dạ dày (tương đương ranitidine);

  • Kháng viêm, giảm phù chân ở chuột;

  • Điều hòa miễn dịch, bảo vệ tế bào;

  • Lợi tiểu (thúc đẩy quá trình bài tiết và điện giải);

  • Hạ đường huyết, có tiềm năng làm thuốc điều trị đái tháo đường.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cỏ gà

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

Liều dùng: 20 gam rễ phơi khô sắc hoặc hãm với 1 lít nước, dùng trong ngày.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cỏ gà

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.

Theo thông tin từ tạp chí Journal of Allergy and Clinical Immunology, phấn hoa của cây Cỏ gà có một số chất gây dị ứng. Vì vậy, những người có cơ địa dị ứng nên tránh tiếp xúc và khi dùng làm thuốc (nếu dùng toàn cây) nên bỏ đi phần hoa này.

Bài Thuốc Có Cỏ gà

Dùng toàn cây hoặc thân rễ sắc kỹ (20 gam sắc với 1 lít nước), ngày uống 2 chén, liên tục trong 3-4 ngày.

Nếu hãm uống, dùng 20 g rễ hãm 1 phút trong 1 lít nước đun sôi, đổ bỏ nước này, bóc vỏ thân rễ đi rồi lại cho vào 1 lít nước khác đun sôi trong 10 phút, có thể thêm 1 ít Cam thảo, 1 ít Bạc hà, 1 quả Chanh, mỗi ngày uống 2 chén.

Có thể dùng dịch tươi. Ðể trị rắn cắn, dùng thân rễ nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn.

co ga 5
Cỏ gà trị rắn cắn

Nguồn Tham Khảo

  1. https://tracuuduoclieu.vn/co-dui-trong.html
  2. https://caythuoc.org/co-ga-co-chi-giup-loc-mau.html

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Cỏ đuôi ngựa: Vị thuốc lợi tiểu
Bài viết tiếp theo: Cỏ hương bài: Công dụng chữa bệnh hiệu quả từ tinh dầu cỏ hương bài »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in