• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh

01/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh

Mô tả ngắn: Cù mạch được dùng trị đái buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Tên thường gọi: Cù mạch
Tên gọi khác:
Cự Câu Mạch,
Cẩm Chướng Thơm,
Cẩm Nhung,
Đại Lan,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Cù mạch
  • Tác Dụng Dược Lý Của Cù mạch
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Cù mạch
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Cù mạch
  • Bài Thuốc Có Cù mạch
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cù mạch.

Tên khác:

Cự câu mạch; Cẩm chướng thơm; Cẩm nhung; Cồ Mạch; Đại lan; Cự mạch…

Tên khoa học: Dianthus superbus L.. Thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây bụi cao 20 – 60cm, nhẵn. Lá mập mạp, thon hẹp, dài 6 – 8cm, rộng cỡ 0,5cm, phẳng, xanh không mốc. Cụm hoa ít hoa ở ngọn thân; lá đài phụ có dạng lá đài; đài thành ống dài; cánh hoa 5, màu hồng hay hoa cà đến xanh, xẻ ra từ quá giữa thành rìa dài, gốc phiến có lông, thon hẹp thành cuống dài; nhị 5; bầu có 2 vòi nhụy dài. Quả hình trụ chứa nhiều hạt màu đen.

Cù mạch
Hoa Cù mạch

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây ưa ẩm, mát, đòi hỏi sự chăm sóc như cẩm chướng. Cây ra hoa vào khoảng tháng 6 – 9, có quả tháng 7 – 10.

Cù mạch là loài của vùng ôn đới Châu Âu và Châu Á. Ở nước ta, cây được nhập trồng làm cảnh.

Toàn cây được thu hái vào mùa hè – thu, lúc cây có hoa quả. Cây hái đem phơi trong râm cho khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây cù mạch: Toàn cây, rễ.

dược liệu cù mạch
Vị thuốc Cù mạch

Thành Phần
Hóa Học Của Cù mạch

Trong cây có chứa các hợp chất: Isoorientin, flavon, A, D (Dianthus saponin), gypsogenin.

Tác Dụng Dược
Lý Của Cù mạch

Theo y học cổ truyền

Cù mạch có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, phá huyết thông kinh.

Dược liệu thường dùng trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), Cù mạch dùng trị cảm nhiễm niệu đạo, ung sang thũng độc và bế kinh.

Theo y học hiện đại

Các dịch chiết xuất ethyl acetate, butanol và nước cất (DW) của Cù mạch được dùng thử nghiệm hoạt tính sinh học, cho thấy:

  • Chiết xuất ethyl acetate của Cù mạch có hoạt tính chống ung thư mạnh với IC50 là 9,5, 13,8 và 69,9 μg/ mL trên các dòng tế bào ung thư SKOV, NCL – H1299 và caski.

  • Các dịch chiết xuất từ b​utanol thể hiện hoạt tính kháng virus cúm A và B với IC50 tương ứng là 4,97 và 3,9 μg/ mL.

  • Ngoài ra, các chiết xuất ethyl acetate, butanol và nước cất của Cù mạch có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư và kháng virus cao. Quercetin 3 – rutinoside và isorhamnetin 3 – glucoside có khả năng ức chế neuraminidase cao hơn tùy theo liều lượng. Nghiên cứu cho thấy các glycoside flavonol có liên quan đến hoạt động chống virus cúm và các peptit vòng có hoạt tính chống ung thư.

tác dụng của cù mạch
Cây Cù mạch có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Theo tạp chí Nutrients, trong y học cổ truyền, Cù mạch được biết đến là vị thuốc lợi tiểu, giúp chống viêm và tránh thai. Ở nghiên cứu hiện đại, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm trong Cù mạch có một số hoạt chất giúp chống viêm và xơ hóa cầu thận (giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận do tiểu đường).

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Cù mạch

Mỗi ngày dùng từ 6 – 12g thuốc (dùng toàn cây).

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cù mạch

Các trường hợp sau không được dùng Cù mạch:

  • Những người bị bệnh mà không do thấp nhiệt.

  • Phụ nữ ở giai đoạn thai tiền, sản hậu (vì thuốc gây hư thai).

Bài Thuốc Có Cù mạch

Chữa thai chết lưu trong bụng hay chuyển dạ mấy ngày không đẻ

Sắc nước Cù mạch đặc cho uống.

Bài “Lập hiệu tán” dùng chữa nhiệt hết hạ tiêu, tiểu tiện ra máu hay đại tiện cũng ra máu

Cù mạch (40g), Trích cam thảo 30g, Sơn chỉ sao 30g, Hành để cả rễ 7 nhánh, Bấc 50 sợi, Gừng 5 miếng sắc, uống nóng mỗi lần 3g.

Chữa dằm tre đâm vào thịt

Tán nhỏ Cù mạch uống ngày 3 lần.

Chữa đi tiểu ra chất rắn như sỏi

Tán Cù mạch uống với rượu ngày 3 lần. Uống 3 ngày sẽ khỏi.

Chữa đau mắt đỏ sưng húp

Cù mạch sao vàng tán nhỏ hòa với dãi con ngan bôi vào kẽ mắt hoặc giãCcù mạch đắp vào mắt.

Ghi chú: Sách Thuốc Bắc thường dùng còn ghi cách dùng Cù mạch sao vàng rồi nghiền nát, sau đó lấy nước dãi của con ngan, hòa chung rồi bôi lên kẽ mắt. Tuy nhiên, ngày nay ta khó tìm nước dãi con ngan nên khó áp dụng cách này.

Chữa hóc xương

Tán nhỏ Cù mạch uống với nước lã ngày 2 lần thì xương ra.

cù mạch trị bệnh
Cù mạch có nhiều tác dụng trị bệnh

Nguồn Tham Khảo

  1. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  2. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/dianthus-superbus-l.html, ngày truy xuất 21/11/2021.
  3. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương (2002), Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, Hà Nội.
  4. Jung Joo Yoon, Ji Hun Park, Hye Jin Kim, Hong Guang Jin, Hye Yoom Kim, You Mee Ahn, Youn Chul Kim, Ho Sub Lee, Yun Jung Lee and Dae Gill Kang, Dianthus superbus Improves Glomerular Fibrosis and Renal Dysfunction in Diabetic Nephropathy Model, Nutrients, 2019, Volumn 11, Issue 3, pages 553.
  5. Doo Hwan Kim, Gyun Seok Park, Arti Shivraj Nile, Young Deuk Kwon, Gansukh Enkhtaivan, Shivraj Hariram Nile, Utilization of Dianthus superbus L and its bioactive compounds for antioxidant, anti – influenza and toxicological effects, Food and Chemical Toxicology, 2019, Volume 125, Pages 313 – 321.

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Củ Maca – “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vời.
Bài viết tiếp theo: Củ mài: Vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in