• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Diêm sinh: Vị thuốc từ lưu huỳnh trong tự nhiên

03/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Diêm sinh: Vị thuốc từ lưu huỳnh trong tự nhiên

Mô tả ngắn: Diêm sinh là vị thuốc có vị chua, tính ôn, dùng để chữa mụn nhọt, người già bị táo bón lâu ngày, mạch máu bị cứng, khớp xương đau.

Tên thường gọi: Diêm sinh
Tên gọi khác:
Hoàng Nha,
Lưu Hoàng,
Oải Lưu Hoàng,
Thạch Lưu Hoàng…,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Diêm sinh
  • Tác Dụng Dược Lý Của Diêm sinh
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Diêm sinh
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Diêm sinh
  • Bài Thuốc Có Diêm sinh
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Diêm sinh

Tên khác: Hoàng nha; Lưu hoàng; Oải lưu hoàng; Thạch lưu hoàng

Tên khoa học: Sulfur

Đặc điểm tự nhiên

Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế từ những hợp chất có lưu huỳnh trong thiên nhiên mà được. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến khác nhau, lưu huỳnh có khi là một thứ bột màu vàng, không mùi, có khi là những cục to không đều, màu vàng tươi, hơi có mùi đặc biệt, không tan trong nước, trong rượu và ete, tan nhiều hơn trong dầu. Khi đốt lên cháy với ánh lửa xanh và tỏa ra mùi khét khó thở.

Diêm sinh
Diêm sinh những cục to không đều

Phân bố, thu hái, chế biến

Diêm sinh là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế từ những hợp chất có lưu huỳnh trong thiên nhiên mà được.

Diêm sinh được bào chế từ lưu huỳnh đã được lọc bỏ tạp chất, đập thành từng cục nhỏ hoặc tán thành bột. Khi cần dùng có thể dùng lưu huỳnh nấu chung với đậu hũ, cứ 100 kg lưu huỳnh thì nấu với 200 kg đậu hũ. Nấu đến khi đậu hũ chuyển sang màu đen lục thì lấy ra, rửa sạch can âm rồi đập vụn, bảo quản dùng dần.

Bảo quản dược liệu Diêm sinh ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và nhiệt độ quá nóng.

Bộ phận sử dụng

Lưu huỳnh đã được lọc bỏ tạp chất.

Thành Phần
Hóa Học Của Diêm sinh

Thành phần chủ yếu của diêm sinh là chất sulfur nguyên chất, tùy theo nguồn gốc và cách chế tạo, có thể có những tạp chất như đất, vôi, asen, sắt…

Tác Dụng Dược
Lý Của Diêm sinh

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ diêm sinh có vị chua, tính ôn, có độc và 2 kinh tâm và thận. Có tác dụng bổ hỏa, tráng dương, bổ mệnh môn chân hỏa, lưu lợi đại trường sát trùng. Dùng trong những trường hợp liệt dương, lỵ lâu ngày, người già yếu, hư hàn mà bí đại tiện, táo bón, phong thấp, thấp khớp. Dùng trong còn có tác dụng trừ giun sán. Dùng ngoài có tác dụng sát trùng, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt.

Theo y học hiện đại

Tác dụng với đường ruột: Khi sử dụng Sulfur, Sulfur sẽ kết hợp với các chất có trong thành ruột, làm tăng nhu động ruột.

Giảm ho, hóa đàm và điều trị viêm đau khớp (thí nghiệm trên động vật).

dược liệu diêm sinh
Diêm sinh có tính ôn, có tác dụng bổ hỏa

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Diêm sinh

Ngày dùng 2 – 3 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Diêm sinh

Không được sử dụng Diêm sinh trong thời gian dài và sử dụng quá liều.

Phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng không được dùng.

Nếu cần sử dụng phải dùng lưu huỳnh đã bào chế, không được sử dụng lưu huỳnh trong tự nhiên.

Trong lưu huỳnh có chứa thạch tín, là vị độc có thể gây chết người. Do đó, uống quá nhiều Diêm sinh có thể gây nhiễm độc theo thời gian và gây tử vong.

Diêm sinh bào chế cùng với đậu phụ có thể còn chứa độc. Hiện tại cần nghiên cứu thêm, do đó, không sử dụng mà không có sự chỉ định của thầy thuốc.

Diêm sinh là vị thuốc được sử dụng trong Đông y và Tây y với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, do độc tính nguy hiểm mà người bệnh không được tự ý sử dụng dược liệu. Trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài Thuốc Có Diêm sinh

Bán lưu huỳnh:

Chữa người già bị táo bón lâu ngày, mạch máu bị cứng, khớp xương đau. Lưu huỳnh rửa sạch (lưu huỳnh thăng hoa) 100 g, bán hạ 60 g tán nhỏ. Cả hai vị trộn đều, thêm mật làm thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20 viên.

Thuốc bôi ngoài:

Chữa mụn nhọt lưu huỳnh, đại phong tử, xà sàng tử, các vị bằng nhau, giã nhỏ, thêm dầu vừng mà bôi lên các mụn nhọt đã rửa sạch (kinh nghiệm dân gian).

Một hình thức dùng diêm sinh trong đông y:

Chữa người già yếu bí đại tiện, phong thấp. Diêm sinh tán nhỏ cho vào ruột lợn. Đem luộc sôi đều trong 4 giờ lấy ra tán nhỏ. Viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 – 4 g.

Chữa mụn trứng cá đỏ:

Diêm sinh 25 g, kinh phấn 5 g, phèn phi 5 g, rượu 50° 300ml, lắc đều ngày bôi nhiều lần.

Diêm sinh chữa mụn trứng cá đỏ
Diêm sinh dùng trong bài thuốc chữa mụn đỏ

Nguồn Tham Khảo

1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

2. https://tracuuduoclieu.vn/diem-sinh.html

3. https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/diem-sinh

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Địa long (Giun đất): Vị thuốc quý trị động kinh, giúp hạ sốt
Bài viết tiếp theo: Cây Diếp cá: Loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in