• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Độc hoạt: Vị thuốc chữa xương khớp trong Đông Y

03/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Độc hoạt: Vị thuốc chữa xương khớp trong Đông Y

Mô tả ngắn: Độc hoạt là một cây thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập trồng vào Việt Nam ở Sa Pa.

Tên thường gọi: Độc hoạt (Rễ)
Tên gọi khác:
Khương Thanh,
Hộ Khương Sứ Giả,
Độc Diêu Thảo,
Trường Sinh Thảo,
Thanh Danh Tinh,
Sơn Tiên Độc Hoạt,
Địa Đầu Ất Hộ Ấp,
Xuyên Độc Hoạt.,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Độc hoạt (Rễ)
  • Tác Dụng Dược Lý Của Độc hoạt (Rễ)
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Độc hoạt (Rễ)
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Độc hoạt (Rễ)
  • Bài Thuốc Có Độc hoạt (Rễ)
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Độc hoạt.

Tên khác: Đương quy lông.

Tên khoa học: Angelica pubescens Ait. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán (Apiaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Độc hoạt
Hoa của Độc hoạt

Cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao 1 – 2m hoặc hơn. Thân trơn nhẵn, hình trụ có rãnh dọc, màu tím nhạt hoặc màu lục.

Gốc lá hình lông chim 2 đến 3 lần, dài từ 15 đến 40 cm, lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc chia thùy không đều, mép khía răng, gân lá thưa có lông, nhẵn; cuống lá to, có bẹ lá ít phân chia.

Cụm hoa dài hơn kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, có 1 – 2 lá bắc, lá bắc nhỏ hình kim, hoa nhỏ, mỗi cây 15 – 30, màu trắng.

Quả mọng hình trụ, hình bầu dục hoặc tròn, dẹt, có gai dọc và khía ở cả hai mặt.

Mùa ra hoa: Tháng 6 – 9, thời kỳ đậu quả: Tháng 10 – 12.

Phân bố, thu hái, chế biến

Độc hoạt có xuất xứ từ Trung Quốc, cây được nhập trồng nhập vào Việt Nam ở SaPa.

Rễ độc hoạt
Bộ phận sử dụng của Độc hoạt là rễ

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của độc hoạt là rễ đã được phơi hay sấy khô.

Thành Phần
Hóa Học Của Độc hoạt (Rễ)

Rễ độc hoạt chứa nhiều chất coumarin: Osthol, bergapten, angelol, psoralen, glabra lacton, xanthotoxin…

Tác Dụng Dược
Lý Của Độc hoạt (Rễ)

Theo y học cổ truyền

Độc hoạt có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính bình và kinh can và thận, có tác dụng khu phong hàn, giảm đau, khử thấp.

Theo y học hiện đại

  • Tác dụng làm tăng nồng độ acetylcholin trong máu thỏ.
  • Ức chế hoạt tính của cholinesterase trong huyết thanh thỏ.
  • Tác dụng giảm đau.
  • Tác dụng trên tim ếch cô lập.
  • Tác dụng trên huyết áp.
  • Tác dụng kháng viêm.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Độc hoạt (Rễ)

Độc hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.

Độc hoạt dùng trong những trường hợp phong hàn, đau đầu, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đau, đau răng. Liều dùng hàng ngày từ 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu và thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

vị thuốc độc hoạt
Độc hoạt là vị thuốc được dùng trong phạm vi nhân dân

Lưu Ý Khi Sử Dụng Độc hoạt (Rễ)

Độc hoạt là vị thuốc phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng độc hoạt có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

lưu ý khi dùng độc hoạt
Độc hoạt ký sinh thang

Bài Thuốc Có Độc hoạt (Rễ)

Độc hoạt thang trị các khớp xương đau nhức

Độc hoạt 5g, phòng phong 3g, đương quy 3g, phục linh 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, thược dược 3g, nhân sâm 2g, can khương 1g, cam thảo 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

bài thuốc độc hoạt
Độc hoạt thang trị các khớp xương đau nhức

Nguồn Tham Khảo

  1. Tra cứu dược liệu Độc hoạt: https://tracuuduoclieu.vn/doc-hoat.html.

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Đình lịch (Hạt): Bài thuốc dân gian trị mụn nhọt hiệu quả
Bài viết tiếp theo: Dổi: Cây gia vị vùng núi có tác dụng trị bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in