• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Hạnh nhân đắng: Vị thuốc Đông Y nhiều tác dụng chữa bệnh

03/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Hạnh nhân đắng: Vị thuốc Đông Y nhiều tác dụng chữa bệnh

Mô tả ngắn: Cây hạnh nhân đắng còn gọi là mơ, ô mai, khổ hạnh nhân, abricotier, má pheng (Thái). Có các bộ phận dùng như: Khổ hạnh nhân là hạt khô, nước cất hạt mơ , ô mai là quả mơ chế và phơi hay sấy khô, dầu hạnh nhân là dầu ép từ hạt. Hạnh nhân đắng có rất nhiều công dụng: Chữa ho, khó thở, trị hen suyễn, làm thuốc bổ, rượu bổ giúp ăn ngon, chữa kiết lỵ…

Tên thường gọi: Hạnh nhân đắng
Tên gọi khác:
Bitter Almond Oil,
Bitter Almond Tree,
Bittere Amandel,
Bittere Mandel,
Bittere Mandeln,
Bittere-Amandelboom,
Bittermandel,
Bittermandelbaum,

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Hạnh nhân đắng
  • Tác Dụng Dược Lý Của Hạnh nhân đắng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Hạnh nhân đắng
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Hạnh nhân đắng
  • Bài Thuốc Có Hạnh nhân đắng
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Cây mơ có tên khoa học là Prunus armenicaca L. (Arneniaca vulgaris Lamk).

Đặc điểm tự nhiên

Cây có chiều cao khoảng 3‑5 m và có nhiều lá hình tim nhọn ở đầu, mọc kiểu so le, mép lá có răng cưa. Cây ra hoa vào mùa xuân, hoa thường có màu hồng, hồng nhạt, hay màu trắng, mùi thơm. Quả hạch, kích thước từ 2‑3 cm, có hình cầu và bên ngoài quả có nhiều lông tơ mịn. Khi chín quả chuyển màu vàng và bên trong có hạt cứng màu nâu, dính vào nạc.

Phân bố, thu hái, chế biến

Theo sách Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) thì cây mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở vùng sau: Chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây; Nam Định; Hà Nam (huyện Kim Bảng); Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh. Cây còn phân bố nhiều nơi trên thế giới có thể kể ra một số quốc gia như Acmênia, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tháng 3 – 4 (tháng 2 – 3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàng) là thời điểm thu hái, quả chín hái về sẽ được tãi mỏng. Có 2 loại quả mơ là mơ trắng (bạch mai) và mơ đen (ô mai). Tuỳ theo loại quả sẽ có các cách chế biến khác nhau.

Quả (Fructus Armeniacae): Thường được thu hái vào đầu mùa hạ, sau khi hái quả có thể dùng ngay hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách muối rồi phơi hay sấy khô (gọi diêm mai) hoặc chế biến thành Ô mai.

Hạt (còn gọi Khổ hạnh nhân): Được giã lấy nhân, ép lấy dầu (dầu Hạnh nhân), bã còn lại đem cất với nước có thêm cồn để lấy nước cất Hạnh nhân.

hạnh nhân đắng

Hạnh nhân đắng

Bộ phận sử dụng

Quả và hạt.

Thành Phần
Hóa Học Của Hạnh nhân đắng

Quả có nhiều acid hữu cơ như acid citric, acid tartric, cartenoid, flavonoid, vitamin C, acid panganic (vitamin B15).

Nhân hạt chủ yếu là lipid: Cyanogenic glycosid (amygdalin) và enzym emulsin.

Lá có thành phần: Quercitrin, kaempferol, acid cafeic, acid p-coumaric.

hạnh nhân đắng

Lá có thành phần: Quercitrin

Tác Dụng Dược
Lý Của Hạnh nhân đắng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Hạnh nhân vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng. Tác dụng:

  • Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện.

  • Trị tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ, đau bụng và nôn ói do giun đũa, trị giun chui ống mật.

  • Chữa ho, khó thở.

Hạnh nhân chữa ho, khó thở

Hạnh nhân chữa ho, khó thở

Theo y học hiện đại

Làm giảm lượng muối mất đi do mồ hôi trong lao động, tăng sức bền dẻo dai, giảm bớt hiện tượng tiểu máu vi thể khi lao động.

Tác dụng kích thích hoặc ức chế thần kinh trung ương/trung khu hô hấp.

Nhân hạt mơ có amygdalin. Chất này vào cơ thể sẽ cho HCN và andehit benzoic hay benzaldehyd lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế thần kinh trung trương/trung khu hô hấp.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Hạnh nhân đắng

Mơ có độc nên dùng thận trọng, liều tối đa mỗi lần nên là 2ml và liều tối đa cả ngày là 6ml.

Ô mai dùng trị ho đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng, chữa giun chui ống mật, chữa chai chân, làm rụng trĩ. Ngậm hoặc sắc uống với liều tối 3 – 6g/ngày.

Dầu hạt mơ/Rượu mơ có thể dùng làm thuốc bổ, nhuận tràng, giúp ăn ngon. Dầu hạt mơ có thể bôi trị nứt nẻ, bôi cho tóc trơn bóng.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Hạnh nhân đắng

Một số lưu ý khi sử dụng Hạnh nhân đắng:

  • Nước cất hạt mơ có độc nên dùng thận trọng, liều tối đa mỗi lần nên là 2ml và liều tối đa cả ngày là 6ml.
  • Hạnh nhân đắng là dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hạnh nhân đắng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Bài Thuốc Có Hạnh nhân đắng

Chữa kiết lỵ khát nước.

Chuẩn bị: Ô mai 2-3 quả.

Thực hiện: Thêm nước đun sôi trong 15 phút, dùng uống thay nước trong ngày.

Chữa giun chui ra mồm mũi

Chuẩn bị: Ô mai 2 quả.

Thực hiện: Đun sôi với 300ml nước và giữ sôi trong 15 phút, thêm đường cho dễ uống, uống mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa băng huyết

Chuẩn bị: Ô mai 7 quả.

Thực hiện: Thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc.

Nguồn Tham Khảo

1) https://duocdienvietnam.com/kho-hanh-nhan/.

2) https://suckhoedoisong.vn/hanh-nhan-tri-hen-phe-quan-169112400.htm.

3) https://mplant.ump.edu.vn/index.php/mo-prunus-armeniaca-rosaceae/.

4) Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Hạ khô thảo: Vị thuốc chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch
Bài viết tiếp theo: Bí ngô hạt: Loại hạt nhiều dưỡng chất có tác dụng trị bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in