• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Kê nội kim: Vị thuốc Đông y có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị

04/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Kê nội kim: Vị thuốc Đông y có tác dụng tiêu thủy cốc, lý tỳ vị

Mô tả ngắn: Kê nội kim có tên khoa học là Corium stomachichum Galli A. thuộc họ Phasianidae. Kê nội kim dùng trong những trường hợp đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Kê nội kim
  • Tác Dụng Dược Lý Của Kê nội kim
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Kê nội kim
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Kê nội kim
  • Bài Thuốc Có Kê nội kim
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Kê nội kim.

Tên khác:

Màng mề gà; Kê chuân bì; Kê hoàng bì; Kê tố tử…

Tên khoa học:

Endothelium Corneum Gigeriae Galli.

Đặc điểm tự nhiên

Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà Gallus domesticus Brisson thuộc họ Phasianidae.

Màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có những vết nhăn dọc, chất dòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ vụn có cạnh bong. Toàn màng mề gà dài chừng 3,5cm, rộng 3cm, dày chừng 5mm.

Kê nội kim
Kê nội kim là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà

Phân bố, thu hái, chế biến

Khi giết gà người ta lập tức ổ mề gà, bóc ngay lấy màng rồi mới rửa sạch phơi khô. Có người nói không rửa, nhưng thực tế phải rửa nhưng nhẹ tay để thức ăn còn sót lại trôi hết. Kê nội kim quanh năm có thể thu hoạch, dùng trong nước và xuất khẩu.

Bộ phận sử dụng

Màng mào gà.

Thành Phần
Hóa Học Của Kê nội kim

Trong Kê nội kim có chất protit và chất vị kích tố (ventriculin). Các chất khác chưa rõ.

Tác Dụng Dược
Lý Của Kê nội kim

Theo y học cổ truyền

Kê nội kim là một vị thuốc cổ truyền trong nhân dân Việt Nam và Trung Quốc. Vị thuốc được ghi trong thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục.

Tài liệu cổ ghi: Kê nội kim vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng tiêu thuỷ cốc, lý tỳ vị.

Người ta dùng Kê nội kim trong những trường hợp đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt.

Theo y học hiện đại

Dược liệu làm tăng tiết dịch vị hoặc làm hưng phấn thần kinh cơ trong thành dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Thành phần ammonium chloratum trong dược liệu có tác dụng bài tiết chất phóng xạ.

Kê nội kim dược liệu
Kê nội kim tăng tiết dịch vị, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Kê nội kim

Liều dùng mỗi ngày uống 2 – 5g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Kê nội kim thiêu tồn tính (đốt thành than) tán nhỏ, rây mịn dùng bôi chữa viêm niêm mạc cổ họng, viêm niêm mạc miệng, cam răng (đơn thuốc kinh nghiệm của nhân dân).

Ngoài Kê nội kim, ta còn dùng gan gà Hepar Galli tươi hay phơi khô chữa quáng gà, đái dầm.

Kê nội kim phơi khô tán nhỏ trộn với dầu bôi lên mụn nhọt sau lưng.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Kê nội kim

Một số lưu ý khi sử dụng Kê nội kim làm thuốc:

  • Không bị tích trệ không nên sử dụng dược liệu Kê nội kim.

  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc khi dùng cho phụ nữ mang thai và người có tình trạng sức khỏe đặc biệt.

Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Kê nội kim có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Bài Thuốc Có Kê nội kim

Bài thuốc trị chứng đái dầm sau khi sinh

Chuẩn bị: Kê nội kim liều vừa đủ.

Thực hiện: Dùng tán thành bột và uống cùng với rượu ấm.

Bài thuốc trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ đặc trưng bởi triệu chứng ăn ít, bụng đầy trướng

Chuẩn bị: Kê nội kim (sao) 60g.

Thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4 – 6g uống với nước ấm hoặc nước cơm.

Bài thuốc trị bệnh tiêu chảy kéo dài do tỳ hư

Chuẩn bị: Đại táo nhục 240g (chưng chín), Can khương, Kê nội kim và Bạch truật mỗi vị 60g.

Thực hiện: Đem các vị sao chín, tán thành bột mịn và trộn với thịt đại táo làm thành bánh, đem sấy khô. Mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc trị sỏi tiết niệu

Chuẩn bị: Hỏa tiêu và Kê nội kim mỗi vị 10g, Hoạt thạch và Cam thảo mỗi vị 15g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 2 – 6g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc trị bệnh viêm lợi răng, viêm amidan, viêm miệng

Chuẩn bị: Kê nội kim (đốt tồn tính).

Thực hiện: Tán bột mịn, thoa lên vùng bị viêm và loét. Có thể trộn đều với dầu mù u thoa lên mụn nhọt.

Bài thuốc trị trẻ nhỏ chán ăn, ngủ không yên và bụng đầy trướng

Chuẩn bị: Kê nội kim 30g.

Thực hiện: Rửa sạch, phơi khô, sao vàng và tán thành bột. Mỗi lần dùng một ít bột thuốc trộn thêm đường và uống 3 lần/ ngày. Trẻ từ 6 tuổi trở lên dùng 1.5g/ lần, trẻ từ 3 – 5 tuổi dùng 1g/ lần và trẻ dưới 3 tuổi dùng 0.5g/ lần.

Bài thuốc chữa chứng ăn uống không tiêu, khó khăn khi đại tiện

Chuẩn bị: Cháy cơm 150g, Kê nội kim 3g, Sơn tra, hạt Sen, Thần khúc mỗi vị 12g, Sa nhân 6g, Gạo tẻ 300g.

Thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước ấm, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.

Kê nội kim được sử dụng nhiều trong các bài thuốc kinh nghiệm dân gian.
Kê nội kim được sử dụng nhiều trong các bài thuốc kinh nghiệm dân gian

Nguồn Tham Khảo

  1. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam_Đỗ Tất Lợi.

  2. Tracuuduoclieu.vn: https://tracuuduoclieu.vn/ke-noi-kim.html

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Kê huyết đằng (Thân): Dược liệu có tác dụng bổ huyết, chỉ thống, giải độc
Bài viết tiếp theo: Cây Kế sữa: Hiệu quả trong điều trị các bệnh về gan »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in