• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Lý gai (Quả): Trị chứng tiểu tiện vàng/ đỏ, tiểu khó, sạn đường tiết niệu do thấp nhiệt

04/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Lý gai (Quả): Trị chứng tiểu tiện vàng/ đỏ, tiểu khó, sạn đường tiết niệu do thấp nhiệt

Mô tả ngắn: Phyllanthus emblica (hay Embellica officinallis), tiếng việt gọi là me rừng, me mận, chùm ruột núi hoặc là mắc kham. Đây là một loài thực vật có hoa với quả ăn được, trong họ Diệp hạ châu.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Lý gai (Quả)
  • Tác Dụng Dược Lý Của Lý gai (Quả)
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Lý gai (Quả)
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Lý gai (Quả)
  • Bài Thuốc Có Lý gai (Quả)
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Lý gai

Tên khác: Me rừng, Chùm ruột núi, Mận rừng, Cam lam, Trám rừng, Chùm ruột rừng, Me quả tròn, Mắc kham, Mạy kham (Tày), Diều cam (Dao), Xi xa liên (Kho), Me mận. Tiếng Lào cũng gọi là mak kham trong khi danh từ aamla phổ biến ở Ấn Độ và Nê Pan (theo từ amalika tiếng Phạn), hay Dhatrik (trong tiếng Maithili)

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ thực vật: Euphorbiaceae

Tên khác: Emblica officinalis Gaertn

Đặc điểm tự nhiên

Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Quả của cây này cũng được gọi là aamla ở Ấn Độ và Nê Pan. Công dụng: Nước ăn chân, sưng yết hầu, cảm mạo, sốt, đái đường (quả), rắn cắn (vỏ cây).

Cây nhỡ cao 5 – 7 m, phân nhiều cành, cành nhỏ mềm, có lông, dài 20cm. Lá xếp thành hai dãy trên các cành nhỏ trông giống như một lá kép lông chim, cuống lá rất ngắn. Lá kèm rất nhỏ hình ba cạnh.

Hoa nhỏ, có màu vàng, đơn tính cùng gốc. Cụm hoa thành xim co mọc ở nách lá phía dưới của cành, với rất nhiều hoa đực, và hoa cái. Quả hình cầu trước mọng, sau khô thành quả nang. Hạt hình ba cạnh, màu hồng nhạt.

Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 11.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây lý gai mọc phổ biến trên các đồi trọc, các bãi hoang, trong các rừng thưa ở nước ta. Cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn. Cây lý gai còn thấy mọc ở nhiều nước vùng nhiệt đới châu Á như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây lý gai phân bố ở Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng,… Cây hạn sinh, mọc tự nhiên ở các trảng cây bụi dưới rừng thưa rụng lá, đồi trọc, trên đất sa phiến thạch ở độ cao 100 – 500 m ở Việt Nam.

Người ta dùng quả, rễ và lá của cây lý gai để làm thuốc. Trong công nghiệp, người ta còn dùng vỏ thân cây lý gai làm nguồn nguyên liệu chế tanin.

Rễ cây lý gai được thu hái quanh năm, đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Quả lý gai thu hái vào mùa thu, đồ hơi nước rồi phơi hay sấy khô.

Lý gai 2
Quả thu hái vào mùa thu, đồ hơi nước rồi phơi hay sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng cây lý gai là quả, lá, vỏ cây và rễ – Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae.

Thành Phần
Hóa Học Của Lý gai (Quả)

Quả lý gai chứa khoảng 45% tannin. Quả còn xanh chứa 30 – 35% tannin (Trung Quốc kinh tế thực vật chí, 1961, 1178). Thành phần tannin gồm axit chebulinic C11H32027, axit chebulagic C41H30027, corilagin C27H22018, terchebin C41H30O26, axit chebulic C14H14O11, axit galic (5%), axit ellagic (C. A., 1966, 64, 3961 d).

Quả lý gai chứa khoảng 45% tannin.

Quả lý gai chứa khoảng 45% tannin.

Ngoài ra còn axit phyllemblic C16H28017(COOH)8 (6,3%), emblicol C20H30O19(OCH3)6 (C. A. , 1959, 53, 5416), axit muxic C6H10O8 (C.A., 1962, 56, 15830 C), lipid, rất nhiều vitamin C (1 – 1,8g/100g) (C. A., 1961, 55, 4815 d). Quả me rừng là nguồn nguyên liệu tự nhiên của vitamin C; trong vỏ quả có tỉ lệ 70 – 72%. Còn có axit muric. Quả khô chứa tanin và phức hợp keo mà thành phần chính là axit phyllemblic. Hạt chứa dầu cố định, phosphatid và tinh dầu.

Lá lý gai chứa tannin (lá non 23 – 28%), ngoài ra còn kaempferol 3-glucozit (Sumbra-manian S. S. et al., Phytochemistry, 1971, 10, 2549), sitosterol, axit ellagic và lupeol (C. A., 1968, 69, 74455 y).

Vỏ thân chứa 28 – 29,36% tannin, 2,25% lupeol, 3,75% d-Leucodelphinidin (C. A., 1958, 52, 20455 b).

Tác Dụng Dược
Lý Của Lý gai (Quả)

Theo y học cổ truyền

Trong tài liệu cổ (“Đường bản thảo” và “Nam phương thảo mộc trạng”) ghi: Quả có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, sinh tân chỉ khát; rễ vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thu liễm và giáng áp. Lá có vị cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu. Vỏ cũng có tác dụng thu liễm. Hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng.

Theo y học hiện đại

Lá, vỏ và quả của cây này có tiềm năng chống lại các bệnh như bỏng, ung thư, lão hóa, và tiểu đường

Quả được dùng chữa:

  • Cảm mạo phát sốt.

  • Đau họng, đau răng, miệng khô phiền khát.

  • Đái đường.

  • Thiếu vitamin C.

Rễ dùng chữa:

  • Huyết áp cao.

  • Đau thượng vị, viêm ruột.

  • Lao hạch bạch huyết.

Lá dùng chữa:

  • Phù thũng.

  • Eczema, viêm da, mẩn ngứa.

Các công dụng khác

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy me mận có tính kháng khuẩn.

Tại Ấn Độ, người ta coi quả me rừng như một nguồn vitamin C, dùng với tên “myrobalan emblic”. Tươi thì là một vị thuốc mát lợi tiểu, nhuận tràng, dùng dưới hình thức mứt (thêm đường mật), khô dùng chữa lỵ, ỉa chảy. Người ta dùng phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.

Nước lên men từ quả me rừng dùng trị vàng da, khó tiêu và ho. Bột nước quả me rừng với dịch chanh được dùng làm ngưng lỵ trực khuẩn cấp tính. Dịch ứa ra khi chích quả, dùng đắp ngoài, chữa viêm mắt.

Hạt được dùng trị hen, viêm cuống phổi và thiểu năng mật.

Ở Thái Lan, quả cũng được dùng làm thuốc long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu, trị ỉa chảy, chống bệnh scorbut.

Vỏ cây cũng được dùng làm thuốc chữa ỉa chảy nhưng chủ yếu làm nguồn chất chát dùng thuộc da và nhuộm.

Lý gai 3
Quả dùng làm thuốc long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu, trị ỉa chảy, chống bệnh scorbut.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Lý gai (Quả)

Cây lý gai thường dùng chữa cảm mạo, phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10 – 30 quả sắc uống.

Viêm ruột, đau bụng đi ngoài, cao huyết áp: Ngày dùng 15 – 20g rễ sắc uống.

Lở loét, mẩn ngứa dùng lá nấu nước rửa bên ngoài. Dùng ngoài, lấy lượng lá lý gai thích hợp nấu sôi tắm rửa.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Lý gai (Quả)

Chưa có thông tin.

Bài Thuốc Có Lý gai (Quả)

Đái đường: Nấu sôi 15 – 20g quả me rừng ướp muối và uống hằng ngày.

Rắn cắn: Vỏ cây giã thêm nước uống và lấy bã đắp.

Nước ăn chân: Giã quả lấy nước bôi.

Nguồn Tham Khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).
  4. https://tracuuduoclieu.vn/phyllanthus-emblica-l.html.
  5. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Phyllanthus%20emblica&list=species.
  6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllanthus_emblica .

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Lý chua đen: Loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian Trung Quốc
Bài viết tiếp theo: Mạch nha: Vị thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa hiệu quả »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in