• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc

04/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Mầm đậu xanh: Món ăn bài thuốc từ dân gian tiêu thực, thải độc

Mô tả ngắn: Đậu xanh còn gọi là lục tiểu đậu thuộc họ Đậu Fabaceae là loại đậu có vỏ màu xanh, với ý nghĩa là “lục”. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước, từ bắc vào nam để lấy nguyên liệu làm thực phẩm và làm thuốc.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Mầm đậu xanh
  • Tác Dụng Dược Lý Của Mầm đậu xanh
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Mầm đậu xanh
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Mầm đậu xanh
  • Bài Thuốc Có Mầm đậu xanh
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Đậu xanh.

Tên khác: Cây mầm hạt lục dâu.

Tên khoa học: Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Tên đồng nghĩa: Phaseolus aureus Roxb. hoặc Vigna aurea Roxb. Họ: Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 0,6m, lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan, ba cạnh, màu lục sẫm, có lông nháp. Hoa màu vàng hoặc lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách. Quả đậu hình trụ dài 5 – 10 cm, có đầu nhọn ngắn, lúc đầu có lông sau nhẵn, có 10 – 15 hạt phân cách nhau bởi các vách, màu lục.

Mùa hoa tháng 3 đến tháng 5, mùa quả tháng 6 đến tháng 8.

Mầm đậu xanh 1
Sau vài ngày gieo hạt đậu xanh đã có thể mọc khỏi mặt đất gọi là mầm đậu xanh.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây được trồng ở khắp nước ta lấy hạt chủ yếu làm thực phẩm. Nhiều nước nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ cũng trồng.

Trong nhân dân Việt Nam, ngoài công dụng thực phẩm, đậu xanh toàn hạt và vỏ hạt được dùng làm thuốc.

Vỏ hạt đậu xanh còn gọi là lục đậu bì, hay lục đậu y, lục đậu xác thu được bằng cách xay đậu, ngâm nước và gạn lấy vỏ phơi hay sấy khô.

Đậu xanh rất dễ nảy mầm, sau 3 – 4 ngày gieo hạt đã có thể mọc khỏi mặt đất gọi là mầm đậu xanh. Lúc này cần chú ý sâu, kiến phá hoại và tỉa bớt, mỗi gốc chỉ nên giữ 2 – 3 cây.

Đậu xanh được nảy mầm bằng cách để chúng trong nước trong bốn giờ ánh sáng ban ngày và dành phần còn lại của ngày trong bóng tối. Giá đỗ xanh có thể được trồng dưới ánh sáng nhân tạo trong bốn giờ trong khoảng thời gian một tuần. Chúng thường được gọi đơn giản giá đỗ xanh. Giá đỗ chưa nấu chín được sử dụng để làm nhân cho món chả giò Việt Nam và ăn kèm cho món phở.

Bộ phận sử dụng

Hạt – Semen Vignae Radiatae, hoặc hạt đậu xanh đã nảy mầm hay còn gọi là mầm đậu xanh.

Thành Phần
Hóa Học Của Mầm đậu xanh

Thành phần chính trong hạt Đậu xanh gồm glucid (52%), protid (23%), nước (13,7%), ngoài ra còn có 2,4% lipid và 4,6% xenlulose.

Mầm đậu xanh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao bao gồm: Carbonhydrat 39.67%, Lipid 4.9%, Protein 44.53% còn lại là chất xơ 2%.

Bên cạnh đó nó còn có các nguyên tố tốt cho sức khỏe như Sắt, Ca, P,…các axit amin và các vitamin A, B1, B2, PP.

Mầm đậu xanh 2
Mầm đậu xanh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Tác Dụng Dược
Lý Của Mầm đậu xanh

Theo y học cổ truyền

Đậu xanh được ghi làm thuốc trong sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh và “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân.

Theo y học cổ truyền, giá đỗ vị nhạt hơi the, tính mát lạnh, tác dụng vào 2 kinh bàng quang và tỳ. Công năng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa, chỉ khát, thông tiểu, tiêu thực, trị bụng đầy tức, đi tiêu phân sống. Nó lại sinh tân dịch nên dùng tốt sau lao động ngoài nắng nóng. Giá đỗ có khả năng giải độc nói chung và một số kim loại độc, giải rượu. Vào mùa hè những ai thường bị nóng trong người có thể uống mầm đậu xanh để giải nhiệt rất tốt. Dùng nấu ăn để tiêu thũng phù, hạ khí, giải nhiệt độc, giải các chất độc của thuốc và kim loại.

Theo y học hiện đại

Mầm đậu xanh không chỉ là thực phẩm, giá đỗ xanh còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Loại thực phẩm này còn có tác dụng rất tốt trong việc giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn.

Giá đỗ xanh có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E, lượng calo thấp. Giá thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn…

Trong mầm đậu xanh có các thành phần giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì thế, quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra dễ dàng, nhanh chóng.

Mầm đậu xanh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo, cholesterol trong cơ thể,… giúp ngăn ngừa các bệnh về bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường,…

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Mầm đậu xanh

Cách dùng phổ biến là ăn sống hoặc có thể dùng dạng nấu chín.

Mầm đậu xanh có thể phơi hoặc sấy khô thành bột, có màu vàng ươm.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Mầm đậu xanh

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng mầm đậu xanh:

  • Tỳ vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng.

  • Không dùng chung với Phỉ tử (Hạt hẹ).

Bài Thuốc Có Mầm đậu xanh

Nước cốt giá đậu xanh: Giá đậu xanh 150g, chanh tươi 1 quả, đường cát 20g. Giá đỗ nghiền lấy nước, vắt chanh, cho đường vào uống cho những trường hợp đái dắt, nước tiểu vàng, hay khát nước. Dùng hỗ trợ trong các trường hợp để giải độc.

Canh giá đậu tương nấm: Giá đậu tương 250g, nấm tươi 50g, muối vừa đủ, có tác dụng bổ dưỡng sau ốm, sau đẻ.

Canh giá hồng kỷ: Giá đỗ xanh 200g, kỷ tử 12g, củ mài 20g, một ít nước, gia vị gừng, hành, dầu, muối tùy ý, nấu sôi trong 25 phút thì được, có tác dụng bổ thận sáng mắt.

Giá nấu cải trắng: Giá đậu xanh 100g, giá đậu tương 100g, cải trắng 200g, đậu phụ 100g, tôm nõn 50g, gừng 5g, tỏi 3g, hành, muối, dầu vừa ăn, nấu thành canh ăn hằng ngày có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp.

Mầm đậu xanh 3
Mầm đậu xanh được dùng nhiều để chế biến các món ăn bài thuốc.

Nguồn Tham Khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.

  2. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  3. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).

  4. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/cay-dau-xanh.html

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Mầm đậu tương: Loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp nữ giới.
Bài viết tiếp theo: Mâm xôi (quả): Thanh nhiệt và giàu dinh dưỡng »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in