• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Mào gà trắng: Loại hoa vừa đẹp vừa mang nhiều tác dụng chữa bệnh

04/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Mào gà trắng: Loại hoa vừa đẹp vừa mang nhiều tác dụng chữa bệnh

Mô tả ngắn: Mào gà trắng là một loài của Ấn Độ du nhập vào nước ta từ lâu. Loài cây này thường hay được trồng làm cảnh vì có dáng hoa đẹp, lại dễ sống. Sau đó người ta còn có thể thu hạt để làm thuốc.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Mào gà trắng
  • Tác Dụng Dược Lý Của Mào gà trắng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Mào gà trắng
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Mào gà trắng
  • Bài Thuốc Có Mào gà trắng
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mào gà trắng

Tên khác: Mào gà dại; Mào gà đuôi lươn; Thanh tương tử; Thảo hao; Chày gunpẹ; Mảo cáy khao; mào gà đuôi nheo; bông mồng gà trắng; dã kê quan

Tên khoa học: Celosia argentea

Đặc điểm tự nhiên

Mào gà trắng là một loài thân cỏ, mọc đứng, vào mọi thời gian trong năm. Thân nhẵn, mang nhiều nhánh, thông thường cao từ 0,3 – 1 m, có khi lên đến 2 m. Lá đơn, mọc cách, phiến lá nguyên, dài từ 8 – 10 cm, rộng từ 2 – 4 cm, đầu lá nhọn hơn gốc lá. Cây thường ra hoa vào mùa hè và mùa thu. Các hoa không cuống, màu hồng hoặc trắng tập trung nằm một gié hoa dài từ 3 – 10 cm. Bao hoa khô xác và đồng trưởng. Quả hộp, bên trong mang nhiều hạt. Các hạt dẹt có đường kính khoảng 1 mm, màu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Quan sát dưới kính lúp nhận thấy trên bề mặt hạt có những đường vân và một tễ hõm xuống. Vỏ hạt dòn, dễ vỡ, không vị, không mùi.

Phân bố, thu hái, chế biến

Đây là một loài có nguồn gốc từ phía đông Ấn Độ, đã du nhập sang nước ta từ lâu. Nhờ có dáng hoa đẹp, cây được trồng rộng khắp cả nước vừa để làm cảnh đồng thời có thể thu hạt làm thuốc. Các tỉnh thành có trồng mào gà trắng như: Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Phước và nhiều nơi khác.

Cây được trồng bằng cách gieo hạt vào mùa xuân và thu hạt vào tháng 9 – 10. Hạt được thu bằng cách hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi hạt này lần nữa. Đôi khi hoa cũng được dùng.

cây mào gà
Cây Mào gà trắng (Celosia argentea L..)

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của mào gà trắng là hạt, ngoài ra còn có thể dùng hoa hoặc toàn cây.

Thành Phần
Hóa Học Của Mào gà trắng

Theo Wehmer (1929), hạt cây mào gà trắng có chứa chất béo, tinh bột, vitamin PP, kali nitrat.

Tác Dụng Dược
Lý Của Mào gà trắng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, thanh tương tử vị đắng, hơi hàn, vào can kinh. Tác dụng:

  • Khử phong nhiệt.

  • Thanh can hỏa.

  • Làm sáng mắt.

Dùng để trị đau mắt do thanh phong nhiệt. Lưu ý tuyệt đối không dùng cho người có đồng tử giãn rộng. Đây là vị thuốc thuộc nhóm thu liễm, cầm máu, trị tiêu chảy trong xích bạch.

hạt mào gà trắng
Hạt mào gà trắng (Thanh lương tử – Semen Celosiae)

Theo y học hiện đại

Toàn cây có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.

Hạt dùng điều trị:

  • Viêm kết mạc cấp tính, viêm giác mạc.

  • Viêm sắc tố mắt mạn tính.

  • Huyết áp cao.

  • Xuất huyết tiêu hóa.

  • Ho ra máu, chảy máu cam.

  • Xuất huyết tử cung.

  • Trĩ.

  • Tiêu chảy.

  • Dùng ngoài trị thấp sang, ghẻ, hắc lào.

Toàn cây dùng để điều trị:

  • Lỵ.

  • Viêm đường tiết niệu.

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Mào gà trắng

Theo Đỗ Tất Lợi, ngày dùng từ 4 – 12 g hoặc có thể hơn, bằng cách sắc uống hoặc làm thành viên.

Theo Võ Văn Chi, ngày dùng 10 – 15 g hạt, hoặc 30 – 60 g dược liệu toàn cây để sắc uống. Phối hợp với cúc chỉ thiên, lá huyết dụ để cầm máu (có thể làm thành viên để uống). Nếu muốn nấu làm nước rửa bên ngoài thì không cần quan tâm đến lượng.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Mào gà trắng

Bệnh nhân tăng nhãn áp không được sử dụng dược liệu này.

Bài Thuốc Có Mào gà trắng

Viêm kết mạc cấp tính, đau mắt

Hạt mào gà trắng, hoàng cầm, long đởm, 3 loại đồng lượng 9 g, cúc hoa trắng 12 g, thục địa 15 g, sắc nước uống.

Nguồn Tham Khảo

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  2. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi

  3. https://sadita.vn/chi-tiet-tin/mao-ga-trang-da-ke-quan-celosia-argentea-369-10818.html

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Mao địa hoàng: Cây thuốc quý trong điều trị bệnh tim mạch
Bài viết tiếp theo: Mã thầy: Vị thuốc bổ mát với nhiều công dụng chữa bệnh »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in