Nấm ngọc cẩu: Vị thuốc bổ dành cho nam giới
Mô tả ngắn: Nấm ngọc cẩu là vị thuốc có tác dụng bổ thận, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ vô sinh, đau nhức xương khớp, táo bón.
Mô Tả Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Nấm ngọc cẩu
Tên khác: Gió đất, Cẩu pín, Xà cô, Địa mao cầu, Tỏa dương
Tên khoa học: Cynomorium songaricum thuộc họ Tích Dương (Cynomoriaceae)
Đặc điểm tự nhiên
Nấm ngọc cẩu là một loại cây sống ký sinh trên rễ của cây Nitraria schoberi L. thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceae), phần thân nấm mọc trên mặt đất ẩm, màu nâu đỏ, cao 20 – 35 cm, đường kính từ 3 – 6 cm; phần thân nấm mọc ở dưới đất ngắn, thô.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Nấm ngọc cẩu không được tìm thấy tại Việt Nam, mà chủ yếu phân bố ở các tỉnh Trung Quốc (Tân Cương, Nội Mông Cổ, Thanh Hải, Cam Túc…), do đó, nước ta hoàn toàn nhập khẩu vị thuốc này từ Trung Quốc.
Thu hái, chế biến
Nấm ngọc cẩu được thu hoạch vào hai mùa thu, xuân thu được chất lượng thuốc tốt nhất. Khi thu hái về có thể phơi hay sấy khô ngay hoặc thái mỏng rồi mới phơi hay sấy khô.

Bộ phận sử dụng
Toàn cây.

Thành Phần
Hóa Học Của Nấm ngọc cẩu
Chưa có nghiên cứu.
Tác Dụng Dược
Lý Của Nấm ngọc cẩu
Theo y học cổ truyền
Nấm ngọc cẩu có vị ngọt, tính hơi ôn, có tác dụng bổ thận, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ vô sinh, huyết khô, táo bón, đau nhức xương khớp.
Theo y học hiện đại
Nấm ngọc cẩu chỉ thấy sử dụng trong phạm vi y học cổ truyền.
Liều Dùng, Cách
Dùng Của Nấm ngọc cẩu
Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thuốc hoàn, thuốc rượu.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Nấm ngọc cẩu
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Nấm ngọc cẩu: Người thận âm mạnh, tiêu chảy không được dùng.
Bài Thuốc Có Nấm ngọc cẩu
Bài thuốc trị sinh lý yếu, mệt mỏi, di tinh, hoạt tinh
Nấm ngọc cẩu, Tang phiêu tiêu mỗi vị 120 g, Long cốt, Bạch phục linh mỗi vị 40 g, đem các vị này tán mịn, viên thành hoàn, mỗi lần uống 15 – 20 g, ngày uống 2 lần với nước muối loãng.
Bài thuốc có công dụng bổ thận, chữa liệt dương
Nấm ngọc cẩu 30 g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 10 – 15 ngày. Uống mỗi lần 10 ml ngày uống 2 lần.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, liệt dương, di tinh, đổ mồ hôi trộm, quáng gà, ăn uống không ngon miệng
Nấm ngọc cẩu 20 g, cật dê 1 đôi, thêm gia vị vừa đủ, đem hầm mềm.
Bài thuốc chữa thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm
Nấm ngọc cẩu, Kim anh tử, Đảng sâm, Sơn dược mỗi vị 12 g, Ngũ vị tử 9 g, gà trống 1 con (500 g). Cho vào túi vải các vị thuốc sắc lấy nước, sau đó cho gà vào hầm mềm, chia ăn 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi 3 – 5 ngày ăn 1 lần.
Bài thuốc chữa đại tiện táo
Nấm ngọc cẩu, Đương quy mỗi vị 16 g, Hỏa ma nhân 13 g, thêm 30 ml mật ong. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa mộng tinh, hoạt tinh
Nấm ngọc cẩu, Kim anh tử, Tri mẫu mỗi vị 9 g, Ngũ vị tử 15 g. Sắc uống.
Bài thuốc trị thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng, người cao tuổi dương hư, đại tiện táo
Nấm ngọc cẩu 15 g, gạo tẻ 50 g. Nấm ngọc cẩu thái miếng mỏng, nấu cùng với gạo thành cháo ăn hết 1 lần.
Bài thuốc trị thận dương bất túc, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, chậm có thai
Nấm ngọc cẩu 15 g, thịt dê 100 g, gạo lứt 100 g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Nấm ngọc cẩu sắc lấy nước, cho thịt dê, gạo lứt vào hầm chín, thêm gia vị, ăn nóng.
Bài thuốc dùng cho người già dương hư, khí nhược, đại tiện táo, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
Nấm ngọc cẩu, quả dâu mỗi thứ 15 g, mật ong 30 g. Nấm ngọc cẩu và quả dâu sắc lấy nước, thêm mật ong vào khuấy đều uống.
Bài thuốc cường dương chữa xuất tinh sớm, liệt dương
Nấm ngọc cẩu 15g, Đảng sâm, Sơn dược mỗi thứ 12 g, phúc bồn tử 9 g. Sắc uống.
Bài thuốc có tác dụng bổ thận, nhuận trường, thông tiện; chữa các chứng đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng, các bệnh xương khớp
Nấm ngọc cẩu, Quy bản, Hoàng bá, Hoàng cầm, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tri mẫu mỗi thứ 16 g, Đương quy, Địa hoàng, mỗi thứ 10 g, tục đoạn, Phá cố chỉ mỗi thứ 8 g. Tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 g.
Nguồn Tham Khảo
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi, trang 934-935.
- https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tu-toa-duong-tang-suc-manh-cho-quy-ong-169153935.htm.