• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Nắp ấm: Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, bắt côn trùng

04/01/2023 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Nắp ấm: Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, bắt côn trùng

Mô tả ngắn: Nắp ấm là cây mọc hoang dại ở vùng miền Trung và miền Nam nước ta, thuộc loại cây mọc leo có công dụng điều trị mụn, lợi tiểu.

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Nắp ấm
  • Tác Dụng Dược Lý Của Nắp ấm
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Nắp ấm
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Nắp ấm
  • Bài Thuốc Có Nắp ấm
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Nắp ấm.

Tên khác:

Cây bình nước; Nắp bình cât; Trư lung thảo; Bình nước kỳ quan; cây Bắt mồi; Trư tử lung…

Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce, thuộc họ Nepenthaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Nắp ấm thuộc loại cây mọc leo có chiều cao từ 1 – 2m, thân cây dai, lá có hình bầu dục và có cuống dài, nửa lá ôm vào thân cây, chiều dài lá khoảng 10cm, phía đầu lá tạo thành một cuống có hình dây, hơi cong, dài khoảng 15cm, đầu lá có hình cái bình có màu đỏ nâu, nhìn sặc sỡ nhưng không phải hoa.

Bình của cây Nắp ấm có hình trụ, phần gốc phình to hơn, trên mặt có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, láng mặt dưới có nhiều phiến sọc song song, bên trong bình luôn có chất nhầy có tác dụng tiêu hủy côn trùng, khi côn trùng bay vào lập tức nắp bình đóng lại.

Cụm hoa cây Nắp ấm là hoa chùm, thưa. Có hoa đực hoặc hoa cái, xim 2 hoa, lá đài có hình bầu dục, mặt trong lá có nhiều phiến nhỏ, cột nhị dài bằng các lá đài, nhiều bao phấn cong, xếp thành hai dây. Bầu hình trứng, phủ nhiều lông trắng, vòi ngắn, đầu nhị 4 thùy, quả nặng, hạt mảnh và dài.

Cây Nắp ấm
Cây Nắp ấm

Phân bố, thu hái, chế biến

Nắp ấm phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Trung và Nam bộ nước ta như: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau.

Nắp ấm mọc rải rác ở các bãi đất lầy, leo lên lùm bụi ở bìa rừng, vùng đồng bằng.

Mùa ra hoa từ tháng 5 đến tháng 12.

Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của cây Nắp ấm là toàn cây.

Thành Phần
Hóa Học Của Nắp ấm

Thành phần trong cây Nắp ấm chưa được biết rõ, người ta chỉ mới biết bên trong cây có chất dịch nhầy như mủ trong lá và thân cây đu đủ, nhưng tác dụng không mạnh bằng nhựa đu đủ.

Tác Dụng Dược
Lý Của Nắp ấm

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Nắp ấm có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hóa đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Ở dân gian người ta sử dụng Nắp ấm để sắc làm thuốc trị tiêu chảy hoa sắc nước uống làm thơm.

Ở Trung Quốc dùng Nắp ấm điều trị viêm gan hoàng đàn, đau loét dạ dày, hành tá tràng, sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu, tăng huyết áp, đái tháo đường, cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết.

Theo y học hiện đại

Không có thông tin.

Cây Nắp ấm có nhiều tác dụng chữa bệnh theo y học cổ truyền
Cây Nắp ấm có nhiều tác dụng chữa bệnh theo y học cổ truyền

Liều Dùng, Cách
Dùng Của Nắp ấm

Liều dùng từ 15 – 30 (20 – 40)g khô, hoặc 30 – 60 (40 – 80)g tươi, sắc uống.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Nắp ấm

Một số lưu ý khi sử dụng cây Nắp ấm:

  • Không dùng cho phụ nữ có thai.

  • Sử dụng quá liều Nắp ấm có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn. Do đó, trao đổi với thầy thuốc về liều lượng sử dụng an toàn.

Bài Thuốc Có Nắp ấm

Bài thuốc trị viêm gan hoàng đàn, bệnh đường tiết niệu, sỏi

Sử dụng các loại dược liệu như Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo với lượng đều 30g, sắc uống.

Bài thuốc trị tăng huyết áp

Dùng Nắp ấm 30 – 50g, nấu xông. Có thể phối hợp thêm với Câu đằng và Hy thiêm 15g.

Nắp ấm có tác dụng chữa tăng huyết áp

Nguồn Tham Khảo

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

  2. https://tracuuduoclieu.vn/nap-am.html.

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Nần nghệ (Thân rễ) – Dược liệu quý giảm mỡ máu
Bài viết tiếp theo: Ngải cứu: Vị thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in