Sảng lá kiếm và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả
Mô tả ngắn: Cây sảng lá kiếm là loại thực vật có hoa, không chỉ là cây cảnh đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh. Dược liệu này chủ yếu chữa bỏng, sưng tấy, mụn nhọt, bạch đới, chấn thương khi té ngã.
Mô Tả Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Cây sảng lá kiếm có tên khoa học là Sterculia lanceolata Cav thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Tên tiếng Việt thông dụng: Sảng, trôm mề gà, quả thang, sang sé.
Tên tiếng Anh phổ biến: Scarlet Sterculia, Lanceleaf Sterculia.

Đặc điểm tự nhiên
Sảng lá kiếm là cây gỗ sống lâu năm, chiều cao khoảng 3 đến 10 m, cành không lông hoặc chỉ phủ một chút lông mềm ngắn hình sao trước khi trưởng thành.
Lá xen kẽ, cuống lá dài 1,5 – 2,5 cm, phủ lông thưa hình sao; phiến lá hình elip, dài 9 – 20 cm, rộng 3,5 – 8 cm, đỉnh nhọn, phần gốc lá cùn hoặc gần tròn, mặt trên không lông, mặt dưới lá gần như không lông, gân phụ nối không rõ ở lá.
Hoa màu đỏ, dài dưới 10 cm; có 5 lá đài, chỉ có phần gốc hợp lại, hình mác kéo dài ra ngoài, hình mũi mác tròn vuông hoặc hình elip vuông, đầu nhọn hoặc hơi có chóp nhỏ ngắn, dài 4 – 6mm, mặt ngoài phủ lông mềm ngắn, mép có lông; cuống lá trên bờ của hoa đực dài 2 – 3 mm, cong, bao phấn khoảng 10 cái; bầu của hoa cái hình cầu, phủ lông, cong kiểu, đầu nhụy không rõ 5 thùy. Cây ra hoa vào khoảng thời gian tháng 4 đến tháng 6.
Quả nang màu đỏ tươi, hình trứng dài 5 – 7 cm, rộng 2 – 2,5 cm, đỉnh có vân, phần đáy hẹp dần, phủ nhiều lông mềm ngắn; hạt màu nâu đen, hình elip, đường kính khoảng 1 cm. Mỗi quả chứa 2 – 4 hạt.

Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Mọc ven suối thung lũng,chủ yếu ở Tây Nam Trung Quốc, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây. Tại Việt Nam cây sảng lá kiếm hiện diện nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Thu hái và chế biến: Thu hoạch lá quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Lá tươi hoặc khô, vỏ cây tươi hoặc khô, hạt.

Thành Phần
Hóa Học Của Sảng
Thành phần chưa được nghiên cứu kĩ, sơ bộ có chất nhầy và tannin.
Tác Dụng Dược
Lý Của Sảng
Theo y học cổ truyền
Tính chất: Mùi nồng, hăng.
Tác dụng: Làm tiêu tan ứ trệ và giảm đau.
Theo y học cổ truyền, cây sảng lá kiếm hay trôm mề gà là vị thuốc quí. Vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong dân gian ở dạng cây tươi hoặc khô. Nếu bị mụn nhọt, sưng tấy thì lấy vỏ cây đắp để chữa lành. Ngoài ra còn có thể kết hợp cây sảng với dược liệu khác để điều trị các chứng bệnh khác.
Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc), người dân dùng cây này như vị thuốc để trị bạch đới, trị đòn ngã chấn thương. Tại tỉnh Vân Nam, cây sảng lá kiếm được đem phơi khô dùng thanh nhiệt, mát gan, giải độc
Theo y học hiện đại
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng để củng cố công dụng cũng như thành phần để sử dụng dược liệu sảng lá kiếm bào chế thuốc.
Liều Dùng, Cách
Dùng Của Sảng
Dùng đường uống: thuốc sắc, mỗi ngày khoảng 6 – 12 g dược liệu.
Thuốc bôi ngoài da: lượng thích hợp, thuốc sắc đã chuẩn bị sẵn để rửa.
Lưu Ý Khi Sử Dụng Sảng
Cây sảng lá kiếm hay trôm mề gà đã được sử dụng rất lâu đời trong dân gian để điều trị các vết thương, sưng viêm, mụn nhọt ngoài da. Nếu có những vấn đề sức khỏe khác thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh để tránh những tác dụng ngoài ý muốn.
Bài Thuốc Có Sảng
Bài thuốc chữa bỏng nhẹ
Trường hợp bị bỏng nhẹ, vùng tổn thương nhỏ (bỏng độ 1) do nước sôi, chạm vào vật nóng thì sử dụng một ít vỏ cây sảng lá kiếm giã nhuyễn lọc lấy nước cốt. Sau đó trộn chung nước cốt này với một lượng mỡ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi thuốc mỡ này lên vùng da bị bỏng cho đến khi lành lặn và phuc hồi vùng da bỏng.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, áp xe ngoài da
Dùng 20 – 30 g vỏ cây sảng lá kiếm tươi, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho vào cối cùng với một ít muối, giã nhuyễn. Dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ mụn nhọt,sưng đau tới khi không còn viêm sưng, đau đớn. Lưu ý không đắp lên vết thương hở, tiết dịch, lở loét.
Bài thuốc giúp giảm đau do chấn thương
Sử dụng vỏ cây sảng tươi, rửa với nước sạch, cho vào cối giã nhuyễn cùng với một ít muối, pha nước nóng vào hỗn hợp, vắt lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng cơ bị thương ngày 2 – 3 lần cho đến khi hết cảm giác đau.
Nguồn Tham Khảo
- Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS TS. Đỗ Tất Lợi.
- Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/sterculia-lanceolata-cav.html.