• Dược Liệu
  • Blog
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường
  • Toplist

Dược Phẩm Học Viện Quân Y

Thảo bản bông vàng: Thảo dược quý có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á

24/09/2022 by Dược Phẩm Học Viện Quân Y Leave a Comment

Mô tả ngắn: Thảo bản bông vàng là loài thực vật sinh trưởng trong tự nhiên ở các vùng thuộc châu Á, châu Âu và đặc biệt có thể dễ dàng tìm thấy cây ở mọi nơi trên nước Mỹ. Cây có công dụng kiểm soát các rối loạn hô hấp như hen suyễn, ho, lao và các bệnh liên quan; điều trị bệnh trĩ, trị bỏng, các vết bầm tím và bệnh gout.

Tên thường gọi: Thảo bản bông vàng
Tên gọi khác: Mullein

Mục Lục Bài Viết

  • Mô Tả Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành Phần Hóa Học Của Thảo bản bông vàng
  • Tác Dụng Dược Lý Của Thảo bản bông vàng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều Dùng, Cách Dùng Của Thảo bản bông vàng
  • Lưu Ý Khi Sử Dụng Thảo bản bông vàng
  • Bài Thuốc Có Thảo bản bông vàng
  • Nguồn Tham Khảo

Mô Tả Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Thảo bản bông vàng.

Tên khác:

Mullein.

Tên khoa học:

Verbascum thapsus.

Đặc điểm tự nhiên

Thảo bản bông vàng là loài thực vật hai năm, sinh trưởng khắp nơi ở Hoa Kỳ. Lá có lớp lông mịn như lông cừu. Trong năm phát triển đầu tiên, các lá lớn mọc thành hình hoa thị ở gần gốc. Vào mùa xuân năm thứ hai, thân cây phát triển có thể cao đến 1,2 m hoặc hơn. Hoa vàng mọc ở đầu ngọn, gồm 5 tràng hoa. Hoa nở từ tháng 6 đến tháng 9 và có mùi nhạt, giống như mật ong.

Thảo bản bông vàng
Các bộ phận của cây thảo bàn bông vàng

Phân bố, thu hái, chế biến

Thảo bản bông vàng được trồng trên khắp nước Mỹ.

Lá được thu hoạch ở gần phần dưới cùng của cây và được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô để làm thuốc.

Thảo bản bông vàng làm thuốc
Thảo bản bông vàng chủ yếu trồng ở Mỹ

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây thảo bản bông vàng là rễ, hoa và lá.

Thảo bản bông vàng dược liệu
Hoa cây thảo bản bông vàng có màu rất bắt mắt

Thành Phần Hóa Học Của Thảo bản bông vàng

Các thành phần hóa học của bao gồm polysaccharides, iridoid và lignin glycoside, flavonoid, saponin, phenylethanoid và tinh dầu.

  • Saponin: Có đặc tính chống viêm, giảm đau và kháng khối u.

  • Flavonoid: Có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

  • Phenylethanoid: Glycoside, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng virus.

  • Iridoids: Có đặc tính chống viêm.

Đã có một số nghiên cứu tập trung vào hoạt động của verbascoside (được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận thực vật của nhiều loài và cả ở cỏ roi ngựa), chất nhầy và acid thapsic được tìm thấy trong hoa. Verbascoside có thể ức chế tổng hợp ocid nitric cho tác dụng liên quan đến chống co thắt.

Tác Dụng Dược Lý Của Thảo bản bông vàng

Theo y học cổ truyền

Thảo bản bông vàng được dùng để kiểm soát các rối loạn hô hấp như hen suyễn, ho, lao và các bệnh liên quan. Cây cùng được dùng dưới nhiều hình thức khác để điều trị bệnh trĩ, trị bỏng, các vết bầm tím và bệnh gút. Thảo bản bông vàng được dùng dưới dạng uống, bôi ngoài ra và xông.

Ở vùng Appalachian của Hoa Kỳ, cây đã được sử dụng để điều trị cảm lạnh, và rễ cây đun sôi được dùng để chữa ung thư phổi. Lá đã được sử dụng tại chỗ để làm mềm và bảo vệ da và dầu chiết xuất từ ​​hoa được sử dụng để chữa viêm thanh khí phế quản. Saponin, chất nhầy và tannin chứa trong hoa và lá có thể góp phần vào tác dụng làm dịu tại chỗ, được sử dụng như một loại thuốc chống ho.

Theo y học hiện đại

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng về việc ứng dụng thảo bản bông vàng trong việc điều trị bệnh. Đã có các dữ liệu nghiên cứu trên động vật cho thấy thảo bản bông vàng thể hiện các đặc tính kháng khuẩn, độc tế bào và tiềm năng chống viêm.

Hoạt tính chống viêm

Dữ liệu trên động vật cho thấy chiết xuất của thảo bản bông vàng có tác dụng chữa lành vết thương.

Hoạt tính kháng khuẩn và tẩy giun sán

Nghiên cứu in vitro cho thấy thảo bản bông vàng có tác dụng chống lại một số virus (cúm, Herpes simplex) và các mầm bệnh thông thường ở người, tác dụng cả trên vi khuẩn Gram dương và Gram âm (Klebsiella pneumonia, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis và Escherichia coli).

Hoạt tính tẩy giun sán của dịch chiết V. thapsus methanolic đã được chứng minh với tỷ lệ tiêu diệt ký sinh trùng theo thời gian tương tự khi so sánh với albendazole.

Thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất chiết từ thảo bản bông vàng đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai ở vật nuôi.

Hoạt tính chống ung thư

Dữ liệu in vitro cho thấy chiết xuất thảo bản bông vàng có hoạt tính chống lại các dòng tế bào ung thư khác nhau.

Hoạt tính kháng virus

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy thảo bản bông vàng có hoạt tính kháng virus giúp điều trị cúm A và mụn rộp. Một nghiên cứu khác chứng minh phối hợp thảo bản bông vàng và thuốc amantadine làm tăng hoạt tính kháng virus chống lại bệnh cúm.

Hoạt tính khác

Tác dụng lợi tiểu của chiết xuất thảo bản bông vàng đã được chứng minh trên chuột.

Ngoài ra, cây còn cho tác dụng ức chế cholinesterase cũng như tác dụng chống oxy hoá.

Liều Dùng, Cách Dùng Của Thảo bản bông vàng

Chưa có nghiên cứu lâm sàng về liều lượng cụ thể của thảo bản bông; tuy nhiên, cách sử dụng truyền thống là dùng 3 g đến 4 g hoa mỗi ngày và 15 đến 30 ml lá tươi hoặc 2 đến 3 g lá khô.

Dầu chiết xuất từ hoa hoặc lá của cây được sử dụng như một phương thuốc chữa đau tai, bệnh chàm và một số tình trạng da khác.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thảo bản bông vàng

Thảo bản bông vàng có thể gây viêm da tiếp xúc, một phản ứng trên da có thể gây ngứa, phát ban và kích ứng. Người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị phản ứng dị ứng, hãy nhớ thực hiện kiểm tra da mặt trước khi sử dụng thảo bản bông vàng.

Chỉ sử dụng thảo bản bông vàng để điều trị đau tai hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng khi có chỉ định của bác sĩ.

Chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của thảo bản bông vàng cũng như các chiết xuất từ cây trên phụ nữ có thai và cho con bú, vì vậy không nên chỉ định dược liệu cho đối tượng này.

Thảo bản bông vàng là loài thảo dược có nguồn gốc từ Mỹ với nhiều tác dụng điều trị. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm sử dụng Thảo bản bông vàng ở Việt Nam còn hạn chế nên cần thận trọng trong việc sử dụng, tham khảo ý kiến Bác sĩ về tình trạng cũng như liều lượng sử dụng phù hợp.

Bài Thuốc Có Thảo bản bông vàng

Chưa có báo cáo.

Nguồn Tham Khảo

  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/npp/mullein.html

  2. Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/mullein-tea

Bài viết liên quan

cây thanh táo
Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
thanh bì
Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
Thăng ma - Cimicifuga foetida L. 1
Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng

Filed Under: Dược Liệu

Bài viết trước: « Mua chè vằng ở đâu? Top 7 nơi bán cao chè vằng uy tín, chất lượng
Bài viết tiếp theo: Thảo quả: Loại dược liệu có nhiều công dụng quý »

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Thanh táo: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thanh bì: Vị thuốc dân gian quen thuộc từ vỏ quýt xanh
  • Thăng ma: Loài dược liệu có nhiều công dụng
  • Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch tín: Loại khoáng vật rất độc
  • Thạch sùng: Dược liệu chứa nhiều công dụng chữa bệnh
  • Thạch quyết minh: Vị thuốc quý từ vỏ bào ngư của Việt Nam
  • Thạch lựu bì: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh
  • Thạch hộc: Dược liệu vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh
  • Thạch cao: Khoáng chất chứa nhiều công dụng

Chuyên mục

  • Blog
  • Dược Liệu
  • Giải Ngố
  • Sản Phẩm
  • Thị Trường

Copyright © 2023 · Paradise on Genesis Framework · WordPress · Log in